Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHÀ ĐỘC TÀI VÀ TỔNG THỐNG DÂN BẦU.

Nhiều người nhầm lẫn khái niệm nhà độc tài và tổng thống dân bầu. Trong lịch sử Việt Nam hai người Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều là những người dân không bầu nhưng cướp quyền lực của Quốc gia Việt Nam. Tại sao thế giới quy hai người này vào khái niệm "nhà độc tài" (Dictator)? Bởi thể chế chính trị mà họ tạo ra chỉ có một đảng, hiến pháp không thừa nhận đối lập , không có tam quyền phân lập và không có một ngành tư pháp độc lập. Ở hai thể chế này không có sự cạnh tranh cầm quyền giữa 2 đảng mà chỉ có một lãnh tụ lãnh đạo một đảng đứng trên hiến pháp, nắm túi tiền quốc gia và điều khiển quốc hội một đảng để thực hiện 3 quyền hành pháp, lập pháp,tư pháp vào một. Ở hai thể chế này luật là tao, tao là luật. Ông Nguyễn Văn Thiệu là tổng thống dân bầu từ 9 liên danh trong cuộc bầu cử vào tháng 11/1967. Và bản hiến pháp 1967 lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thừa nhận đối lập. Quốc hội được kiểm soát bởi 2 đảng, 2 viện, ngành tư pháp độc lập và ba quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp đều phân lập. Một cách lý trí để nhìn nhận thì nền dân chủ Việt Nam năm 1967 tuy non trẻ nhưng đó là một khởi đầu khá tốt. Giả sử nếu Việt Nam hiện tại giải thể được chế độ độc tài Cộng sản thì chưa chắc làm được như giai đoạn đó. Thời điểm này các chính trị gia, tu sĩ, trí thức, doanh nhân, sĩ quan quân đội, giáo phái, đảng phái đối lập, sinh viên học sinh đã phần nào biết được quyền lực có tính tha hóa. Họ cùng nhau kiến tạo một thể chế chính trị có sự kiểm soát quyền lực của 2 hay nhiều quan điểm trái ngược nhau để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Thành tựu về kinh tế, giáo dục, y tế của nền dân chủ non trẻ này là khó chối bỏ. Nó được chứng minh bằng một nền giáo dục nhân bản, một nền kinh tế với hàng loạt thương hiệu như xe hơi Dalat, kem đánh răng,gạo, mỹ phẩm và rất nhiều sản phẩm khác của một nền kinh tế chịu sự đánh phá của Cộng sản Bắc Việt nhưng đã bước đầu khởi sắc. Giả sử không có ngày 30/4 thì nền kinh tế ấy đã bỏ xa Hàn Quốc bởi Hàn Quốc chỉ thật sự có dân chủ vào năm 1988 sau miền Nam Việt Nam đến 20 năm. Chính dân trí Việt Nam đã hại chính họ khi chẳng hiểu kiểm soát quyền lực là gì, u mê tiếp tay cho chế độ độc tài CSVN xóa bỏ dân chủ, đa đảng đưa quyền lực về tay một đảng duy nhất để rồi bây giờ khóc hận vì cái dại của mình. Như vậy ta thấy rằng, người ta chỉ nói cuồng khi sùng bái Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm. Với chính trị gia như ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ là đầy tớ của dân. Ông chỉ cầm quyền theo hiến pháp cao lắm là 2 nhiệm kỳ(hiến pháp không được phép sửa đổi). Và ủng hộ một tổng thống dân bầu chính là ủng hộ ý kiến của đa số cử tri bỏ phiếu cho ông tổng thống đó trong một cuộc bầu cử khách quan, công bằng có giám sát quốc tế. Khổ là nhiều vị bây giờ chẳng hiểu lắm về nền dân chủ, cứ thấy ủng hộ tổng thống là chụp mũ bảo cuồng lãnh tụ. Kỳ thực họ không phải là lãnh tụ mà chỉ là đầy tớ của dân. Bầu một ông tổng thống lên mà không ủng hộ thì bầu làm gì? Chỉ khi nào ông ta xa rời hiến pháp, thôn tính quyền lực, đàn áp đối lập thì lúc đó vẫn ủng hộ ông ta mới gọi là cuồng, mất trí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét