Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

THAY ĐỔI THÂN PHẬN SAU NGÀY 1/11.

Sau ngày 1/11/1963 người Công giáo VN từ thân phận nô lệ cho một gia đình đã trở thành chủ nhân ông được các chính trị gia VNCH cầu cạnh. Tất cả những người tham gia chính trường lúc đó đều về các nhà thờ,dòng chúa cứu thế xung quanh Sài Gòn để mong các cha xứ giúp đỡ. Bởi đảng phái chính trị đối lập lúc này thì nhiều nhưng cử tri đủ tư cách bỏ phiếu thì ít. Bởi không phải như chế độ CSVN cần 100% đi bỏ phiếu nền dân chủ lúc đó xem bỏ phiếu là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ. Và chỉ những người hiểu rõ về quyền công dân của mình mới tham gia quyết định chính quyền nào ,đảng phái nào chấp chính. Và từ thân phận những người thất bại sau cuộc cách mạng từ độc tài (quyền hành trong tay một gia đình) sang dân chủ(quyền hành trong tay toàn dân qua bầu cử) họ bỗng nhiên biến thành công dân loại 1. Nếu một chế độ độc tài khác lên thay (như CSVN) họ có lẻ đã là nạn nhân như trong công cuộc cải cách ruộng đất dưới chế độ CS. Nhưng không nền dân chủ pháp trị chẳng những không thảm sát, đàn áp, bỏ tù họ vì đã ủng hộ chế độ độc tài phi dân chủ này mà còn cho họ cầm lá phiếu quyết định tổng thống như dân Cuba ở Miami nước Mỹ hiện nay. Cứ 4 năm một lần chính trị gia tranh cử về các khu giáo dân để mong các cha xứ nói tốt cho mình trong các ngày giảng đạo vào chủ nhật, để mong thu phiếu của lực lượng cử tri này. Ông Nguyễn Văn Thiệu ngày 1/11/1963 đưa lính sư đoàn 5 bộ binh về tham gia cách mạng lật đổ độc tài. Nhưng khi nên nắm quyền lực cao nhất về hành pháp của nền dân chủ ông không hề nhắc lại biến cố này. Chẳng phải vì bà Thiệu là giáo dân mà vì ông vẫn rất cần lá phiếu ủng hộ của người công giáo. Thế là các giáo dân mơ mộng là ông Thiệu đã hối lỗi vì tham gia truất phế nhà độc tài của họ. Giả sử quân đội CSVN bây giờ tham gia phế truất Trọng Lú thì cũng sẽ có những kẻ hối tiếc Trọng và chế độ CSVN sau đó xuyên tạc lịch sử và chụp mũ những người làm cách mạng dân chủ là một thế lực mà toàn dân căm ghét nào đó để tạo tính chính danh. Ngày 1/11/1963 là ngày quốc khánh như sách giáo khoa lịch sử VNCH đã nói là ngày cách mạng. Vì nó đã biến hiến pháp độc đảng, không tam quyền phân lập, đàn áp tự do ,quốc hội bù nhìn (1955) thành bản hiến pháp VNCH 1967 để toàn dân có quyền quyết định vận mệnh của mình thông qua lá phiếu, một thể chế đa nguyên, đa đảng, kiểm soát sự tha hóa của quyền lực. Cũng giống y như tầng lớp dư luận viên của chế độ cộng sản, dư luận viên của chế độ độc tài gia đình trị luôn xuyên tạc bóp méo lịch sử dù mới chỉ có hơn 60 năm và chỉ gần gõ vào google là có thể kiểm chứng bằng sách báo, video, hình ảnh chân thực. Dân chủ là đây sao ? Chỉ là những kẻ giả danh dân chủ, giả danh yêu nước. Người có tinh thần dân chủ không bao giờ chống chế độ độc tài này nhưng tôn thờ một chế độ độc tài khác . Khí thế toàn dân miền Nam trong ngày trọng đại lịch sử này đã được nhà báo Vũ Ngọc Khuê đúc kết như sau : .Sự bồng bột của quần chúng trong cuộc trỗi dậy của Lẽ Phải không phải là sự bồng bột của lòng người trong một ngày Đại Hội, mà nó chứa đựng những gì vĩ đại của hồn nước, nó mạnh như vũ bão, sôi sục như vật chất đang tan chảy trong lòng núi lửa. Hiện tượng ấy, Boris Pasternak bảo là sự “ngàn sao cũng họp mít tinh, nhà cửa cũng cuồn cuộn bước đi biểu tình”, nghĩa là thiên nhiên cũng đã cúi xuống hưởng ứng với lòng người đang bốc cháy, vô tri cũng cướp lấy linh hồn của sống động để đồng ca. Sự sôi sục ấy có sức mạnh chuyển hướng cả lịch sử, đốt cháy lịch sử, làm sống lại quá khứ, cướp chặng đường nhiều năm bị kềm tỏa để tiêu xài trong giây phút cái năng lực tiềm tàng bị dồn ép đến tột độ. Sự bùng nổ ra ấy, chính là sự trỗi dậy của Lẽ Phải, nó là Cách Mạng, là sự đổi dời, nghĩa là những sự kiện Hung Gia Lợi nổi dậy, là cái chết của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Menderes, là sự chạy trốn của Lý Thừa Văn, Batista, Péron..."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét