Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

LÊ DIỄN ĐỨC CÓ VI PHẠM QUYỀN"TƯ DO NGÔN LUẬN " HAY KHÔNG?

Một số bạn kể cả ở nước ngoài bày tỏ sự thông cảm với nhà báo Lê Diễn Đức khi nêu ra lập luận "Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó" Các bạn khi nêu câu nói này của Evelyn Beatrice Hall một nhà văn nữ nổi tiếng người Anh đã nhầm lẫn khi không hiểu hết nghĩa của nó.Nhà văn chỉ nêu lên khái niệm quyền được mở miệng một cách chung nhất.Trong rất nhiều trường hợp quyền tự do ngôn luận bị hạn chế bởi những điểm sau đây: Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 có nội dung khái quát nhưng đầy đủ về tự do ngôn luận. Điều này khẳng định tự do về tư tưởng và tự do bày tỏ các ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Công dân có quyền nói viết, phổ biến tự do các ý kiến của mình, trừ trường hợp lạm dụng quyền tự do ngôn luận bị pháp luật ngăn cấm. Hiến pháp cũng như các đạo luật đều đưa ra những giới hạn nhất định của tự do ngôn luận mà con người cần phải tôn trọng: Kích động hận thù, cổ vũ bạo lực, khuyến khích phân biệt chủng tộc, khơi mào cho các xung đột chính trị và tôn giáo, xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của con người. Tất cả những lí do này đều bị nghiêm cấm, con người không thể lợi dụng tự do ngôn luận để ủng hộ cái ác hay bênh vực những điều trái với các giá trị đạo đức. Bảo vệ nhân phẩm và danh dự của con người cũng trở thành những điều kiện cho phép quan tòa hạn chế tự do ngôn luận bằng cách cấm xuất bản hay thu hồi lại các tài liệu và văn bản sai sự thật vu khống và nhục mạ con người, nhất là khi nạn nhân là những đối tượng cụ thể. Trong vụ Charlie Hebdo,tòa án Pháp đã phán quyết các nhà báo không vi phạm quyền tự do ngôn luận,nhưng ngược lại các hành động trương biểu ngữ bày tỏ phản đối các nhà báo Charlie đều bị cảnh sát hỏi thăm sức khỏe. Ở nước Mỹ một số tiểu bang đã ra đạo luật cấm sử dụng lá cờ của miền Nam nước Mỹ trước đây trong nội chiến Nam Bắc Mỹ vì lá cờ đó biểu trưng cho một chế độ chiếm hữu nô lệ.Nhưng những ai mạ lị quân đội miền Nam là kẻ chiến bại cũng đều bị coi là kích động hận thù,gây chia rẻ sắc tộc.Điều đó hẳn nhiên là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Theo như vậy thì châm biếm các lãnh đạo,lãnh tụ,kể cả việc châm biếm và báng bổ thần thánh đều là quyền tự do ngôn luận của nhà báo.Nhưng gây chia rẻ giữa các cộng đồng với nhau đều bị ngăn cấm. Từ đó kết luận nhà báo Đỗ Hùng không hề vi phạm "quyền được nói".Nhưng ngược lại nhà báo Lê Diễn Đức rõ ràng đã chia rẻ giữa cộng đồng ủng hộ VNCH (một thể chế chính trị dân chủ,một quân đội bảo vệ cho thể chế chính trị dân chủ) với cộng đồng chống độc tài nhưng kỳ thị VNCH.Như vậy nhà báo Lê Diễn Đức đã vi phạm quyền tự do ngôn luận. Những ai có hiểu biết thiết nghĩ không nên đánh đồng việc bị tước thẻ và việc bị sa thải giữa hai nhà báo này. Các báo "Người Việt" và RFA đã đối xử quá nhẹ tay với nhà báo Lê Diễn Đức khi không đề cập đến vấn đề này mà chỉ thôi không cộng tác và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của ông ta. Vấn đề của Lê Diễn Đức ở đây là anh ta có thể chỉ trích cá nhân TT VNCH,chính quyền VNCH thoải mái mà không vi phạm quyền TDNL.Vì TT và chính quyền không đại diện cho đa số người dân miền Nam VN trước đây.Nhưng khi anh mạ lị quân đội VNCH không đúng sự thật tức là anh đã đụng đến cả cộng đồng NVHN.Sự chia rẻ do anh ta gây nên là rõ ràng.Bởi vì ngay trên mạng những người có lập trường kiên quyết đã unfriend những người bấm like STT đó sau khi cho phép một thời gian để họ unlike.Tôi nghĩ hành động này là để thể hiện lý tưởng dân chủ,không có gì cực đoan.Vì vậy trong nội bộ đấu tranh dân chủ ngay sau STT của anh ta đã chia ra hai phe rõ ràng.Do vậy trước sai lầm này nếu anh ta không thành tâm nhận ra để sửa lỗi,thì cho dù anh ta mở blog riêng hoặc cộng tác với một tờ báo nào khác những người yêu mến VNCH cũng sẽ tẩy chay không đọc các tờ báo đó.Như vậy thì anh ta sẽ mất một lượng rất lớn độc giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét