Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

SỰ KHÁC NHAU TRONG NGHI THỨC TUYÊN THỆ CỦA LÃNH ĐẠO GIỮA CÁC NƯỚC TỰ DO VÀ ĐỘC TÀI.

Mấy ngày qua dư luận Việt Nam và các cư dân mạng xôn xao về các lễ nhậm chức của các lãnh đạo Việt Nam.Hết chủ tịch quốc hội,chủ tịch nước,thủ tướng rồi đến chánh án Tòa án nhân dân tối cao ...thi nhau bày trò ...tuyên thệ".Thế nhưng ít người biết được,phân biệt được giữa tuyên thệ thật và tuyên thệ giả. TUYÊN THỆ THẬT: Chính là một hình thức ký giao kèo giữa tổng thống với hiến pháp của một quốc gia theo thể chế cộng hòa.Người tuyên thệ( người ký giao kèo) phải có sự chứng kiến,chủ trì của người đại diện cho luật pháp( bộ trưởng tư pháp). Đối với các tổng thống Mỹ chỉ cần đọc đúng 36 chữ :“Tôi xin thề (hoặc cam kết) sẽ trung thực điều hành văn phòng tổng thống của nước Mỹ và sẽ làm hết khả năng để gìn giữ, che chở và bảo vệ cho hiến pháp của nước Mỹ". Nếu đọc sai phải làm lại,tổ chức lại buổi tuyên thệ khác như trường hợp tổng thống Obama.Điều này chứng tỏ đối với luật pháp không có chuyện xuê xoa tùy tiện. TUYÊN THỆ GIẢ: Không phải là một hình thức ký giao kèo với luật pháp,bởi luật pháp không chế tài nhà lãnh đạo đó mà chỉ có quốc hội mới có quyền miễn nhiệm,bãi nhiệm một cách tùy tiện.Do đó người tuyên thệ không cần đối diện với luật pháp mà hướng về phía nhân dân.Do đó lời tuyên thệ không cần giữ đúng từng câu ,từng chữ mà chỉ cần tuân thủ những câu đầu,các câu sau tùy người tuyên thệ vẽ ra cho đúng với chức trách và cương vị mình đảm nhận.Có thể thấy hình thức tuyên thệ này cốt yếu chỉ để mị dân là chính.Hứa thật nhiều để dân tin là chính còn có thực hiện được lời hứa ấy hay không lại là một chuyện khác. Có thể lấy nội dung lời tuyên thệ của ông Trần Đại Quang làm ví dụ: "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó". "Tôi nguyện làm hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Kế thừa và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc và kinh nghiệm của các vị Chủ tịch nước tiền nhiệm; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích và an ninh Quốc gia; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng thời khôi phục đổi mới, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới". Như vậy có thể khẳng định sự khác nhau căn bản của nghi thức tuyên thệ giữa hai nhà nước pháp trị và độc tài đó là: - Đối với pháp trị tuyên thệ là một bằng chứng trước pháp luật để nếu anh làm sai ,cho dù anh là tổng thống vẫn bị luận tội trước pháp luật(thực tế đã có 3 tổng thống Mỹ bị luận tội). - Đối với độc tài tuyên thệ là một dịp cho anh hứa suông sau đó rút kinh nghiệm bằng phê và tự phê,luật pháp không hề chế tài được anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét