Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

BÀN VỀ HAI CHỮ "SÁT CỘNG" TRÊN CÁNH TAY NGUYỄN VIẾT DŨNG

Rất nhiều người bàn luận về hai chữ "Sát Cộng" của Nguyễn Viết Dũng xung quanh vấn đề "bạo động" hay "bất bạo động".Tôi thấy không cần thiết phải nhắc lại về ý nghĩa của từ "Sát" hay từ "cộng",bởi lẻ các bạn đã bàn luận sâu lắm rồi. Tôi chỉ nhắc để các bạn nhớ hai từ này là xăm trên cánh tay chứ không phải thêu trên một lá cờ.Do đó nó không biểu hiện chủ trương của một phong trào mà chỉ là quan điểm của một cá nhân trong một thời điểm nhất định. Nguyễn Viết Dũng đã nói" Thích thì xăm thôi",như vậy tức là cậu ấy không có ý nghĩ là đưa hai từ này vào quan điểm của đảng Cộng Hòa mà cậu ấy là người thành lập.Thường khi xăm một hình ảnh hay một câu gì đó trên thân thể người xăm thường muốn lưu dấu một kỷ niệm hơn là muốn ra một tuyên ngôn.Do đó có khi dấu hiệu hình xăm là trái tim bị xuyên rỉ máu,"Hận tình",là những ngày tháng có kỷ niệm không quên...Những dấu hiệu hình xăm ấy chỉ có người xăm mới biết được.Họ không hề muốn chuyển tải thông điệp ấy đến bất kỳ ai. Nguyễn Viết Dũng đã trải qua 365 ngày trong nhà tù cộng sản.Nói như người xưa thì"Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại".Chúng ta không thể biết mức độ trải qua tra tấn tinh thần,thân thể đối với Nguyễn Viết Dũng trong nhà tù nó man rợ đến mức nào.Nhưng xem các video clip mà dân mạng bỏ lên gần đây về những cú đá trên đầu phạm nhân của công an,những tiếng chửi "địt mẹ",tình trạng phạm nhân chết vì rửa bát bẩn như em Đỗ Đăng Dư, phiên tòa 5 công an đánh chết một nghi phạm ở Tuy Hòa... thì có thể thấy 365 ngày ấy nếu người xăm không bị tra tấn thì cũng có thể chứng kiến bạn tù bị tra tấn.Điều đó là hiển nhiên.Hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm Nguyễn Viết Dũng ra tòa trong tình trạng sức khỏe rất yếu và gần như không thèm biện hộ gì cả.Có lẻ Nguyễn Viết Dũng đã thừa hiểu đối với thứ luật rừng này có biện hộ cũng vô ích. Do vậy trong hoàn cảnh uất ức sẽ nảy sinh những tâm trạng uất ức do bị dồn nén quá lâu.Việc xăm lên thân thể mình là để lưu dấu lại những giờ phút uất ức đó.Những dấu hiệu hình xăm chỉ phản ánh trạng thái cá nhân do vậy ta đưa chúng vào để đánh giá quan điểm của một phong trào là khiên cưỡng.Cũng như một người vừa mới thoát khỏi móng vuốt của một bầy cọp dữ liền xăm vào cánh tay mình hai chữ "Sát cọp",ta không thể nói là mày không thể giết cọp vì cọp là loài động vật quý.Cũng như không thể nói "Không nên sát cộng vì nó vi phạm chủ trương bất bạo động" Chỉ khi nào nó là một chủ trương lớn thì mới nên đem ra bàn luận.Còn bây giờ hai chữ đó chỉ thể hiện khí tiết của người tù.Đó là sự bất khuất ,không thỏa hiệp được cô đọng và phải trả bằng máu của chính mình. LikeShow more reactions C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét