Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Với các thể chế toàn trị,không thể nói luật pháp.

Lâu nay chúng ta hay nói đến khái niệm "luật rừng",để chỉ những nơi không có luật pháp hoặc cũng là cách mỉa mai để chỉ những nhà nước đặt ra luật nhưng lại không tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Luật pháp là bộ quy tắc ứng xử có tính quy phạm chặt chẽ do nhà nước và nhân dân thỏa thuận đặt ra để điều hành xã hội một cách bắt buộc mang tính cưỡng chế.Luật pháp chỉ có tác dụng ngăn đe hành vi khi nó mang tính khách quan,trung thực,khiến người bị chế tài"tâm phục,khẩu phục".

Nước Mỹ là một quốc gia hơn 300 triệu dân với nhiều sắc tộc,tôn giáo ,văn hóa khác nhau...thế nhưng họ vẫn vận hành xã hội một cách ngăn nắp và ổn định.Đó là vì họ có một nền luật pháp gần như hoàn thiện.

Ngay từ thời lập quốc 300 năm trước họ đã biết đặt nền móng vững chắc bằng một bản hiến pháp (1787) được xem như là một thành tựu đỉnh cao của trí tuệ loài người.Bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới.Trong đó nguyên tắc căn bản tối thượng đó chính là tam quyền phân lập.

Bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận biết luật pháp muốn công minh phải tách khỏi sự chi phối của quyền lực.Chỉ có độc lập ,luật pháp mới khiến một vị tổng thống và người dân đều bình đẳng như nhau,mới khiến cán cân công lý không bị lệch bên nào.Trong khi đó,ở các nước toàn trị,việc đặt Đảng lên trên hết đã khiến ngành tư pháp chỉ là một thứ công cụ của quyền lực.Điều này cũng giải thích tại sao trong lịch sử của các Đảng CS ở Việt Nam và trên thế giới chưa có một lãnh tụ nào bị đưa ra tòa.

Một nguyên tắc căn bản khác của luật pháp chính là người cầm cân nảy mực.Là con người không ai tránh khỏi sai sót nhưng quan tòa thì không được phép sai.Bởi sai có thể giết oan một sinh mạng con người.Với các nước có nền tư pháp tiến bộ ,họ đều dùng chế độ "bồi thẩm đoàn" để quyết định kết quả vụ án bằng cách bỏ phiếu kín.Thành phần "bồi thẩm đoàn"này được lựa chọn ngẫu nhiên từ các cá nhân có kiến thức về luật pháp.Trong khi đó ở các thể chế toàn trị,việc quyết định này thường bắt nguồn từ một sự thỏa thuận ngầm giữa chánh án,viện kiểm sát và một thế lực cao hơn ở đằng sau đó.

Vai trò của luật sư giữ yếu tố quyết định để thay đổi bản chất vụ án.Ở các nền tư pháp "trọng chứng hơn trọng cung" thì luật sư đóng vai trò rất quan trọng.Với những bằng chứng không thể chối cãi của mình,luật sư có thể minh oan cho bị cáo và tránh rất nhiều oan sai từ cảm nhận chủ quan của phía buộc tội và khiến công lý được tiệm cận hơn.

Một điểm quan trọng khác để giữ sự công minh của luật pháp chính là xuất phát từ lực lượng chấp pháp.Lực lượng này phải hoàn toàn độc lập với tòa án và không thể quyết định tội trạng của bị can.Do đó mọi tác động của lực lượng này đến nghi can khi tòa chưa tuyên án đều phải bị truy tố.

Những yếu tố trên đã chỉ ra vì sao các chế độ toàn trị thường có rất nhiều vụ án oan(Vụ án Vườn Điều,Bùi Thanh Chấn...).Lực lượng chấp pháp ngang nhiên đánh chết người ở trụ sở công an,sàm sỡ thiếu nữ ở sân bay(Phương Uyên)gây thương tích cho người bất đồng chính kiến(Đinh Nhật Uy,Nguyễn Văn Thạnh...)mà không bị nghiêm trị.Đó là chưa kể những vụ án chính trị được xét xử một cách tùy tiện ,cảm tính(Điếu Cày,Trần Huỳnh Duy Thức,Cù Huy Hà Vũ,Lê Quốc Quân và sắp tới là Trương Duy Nhất).

Có một sự thật là chúng ta không thể nói lý lẻ với những kẻ bất chấp lý lẻ;cũng như không thể nói luật pháp với những người không hiểu rõ ý nghĩa của luật pháp.Bởi đơn giản nếu nước có luật pháp thì những kẻ đầu tiên phải đem ra xử chính là những kẻ đang nắm trong tay luật pháp kia.

Nhưng tất cả vấn đề đếu có hai mặt.Càng coi thường luật pháp thì chính họ càng gây biến loạn lòng dân.Khi mà tất cả đã đi đến giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng thì sẽ có đổi thay.Đó là quy luật muôn đời"Cùng tắc biến,biến tắc thông".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét