Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

VỤ ÁN VÕ VĂN MINH : TÙY TIỆN VÀ VÔ LÝ .

Sau khi vụ án Võ Văn Minh khép lại với mức án sơ thẩm là 7 năm tù,nhiều người đã cho thấy đây là một mức án bất công và vô lý cả trên pháp luật quốc tế và Việt Nam .Điều này chứng tỏ những người xử án đã không nắm rõ luật.Không biết đến giai đoạn phúc thẩm ,tòa án có nhận ra để tuyên Võ Văn Minh vô tội và bồi thường oan sai và thiệt hại hay không? Về thực chất hành động của Võ Văn Minh không phải là tống tiền mà đó là quyền dân sự của người tiêu dùng,quyền được bồi thường nếu sản phẩm độc hại ,ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.Chúng ta thử xem các án lệ đã xảy ra trong luật pháp nước Mỹ và điều luật "Bảo vệ người tiêu dùng "trong pháp luật Việt Nam quy định những gì: 1/Đối với pháp luật nước Mỹ: Một bồi thẩm đoàn ở hạt San Diego (Hoa Kỳ) ngày 3/6/2004 đã ra phán quyết buộc một hãng xe hơi Hoa Kỳ phải trả cho một phụ nữ bị tai nạn khi lái xe do hãng này sản xuất số tiền kỷ lục là gần 369 triệu USD, gồm 246 triệu tiền phạt và 122,6 triệu tiền bồi thường. Theo luật sư của bên nguyên trong vụ kiện này, một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn thuộc về lỗi kỹ thuật thiết kế xe. Chiếc xe có trọng tâm cao, có khoảng cách giữa bánh xe trước và sau hẹp khiến người lái khó kiểm soát được tay lái trong những lúc quẹo cua gắt. Vào tháng 1 năm 2002, trên xa lộ liên bang phía đông San Diego, chủ nhân chiếc xe bị tai nạn này đã tránh một chướng ngại vật trên đường và bị mất kiểm soát tay lái dẫn đến xe bị lật mấy vòng. Khi xe bị lật mui xe đã sụp xuống đè lên người nạn nhân làm bà ta bị liệt nửa người. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là một cơ quan liên bang độc lập được thành lập theo Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA). Bằng luật này, Quốc hội giao trách nhiệm cho CPSC “bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. Không phải tất cả các sản phẩm tiêu dùng đều thuộc thẩm quyền của CPSC, song cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý hơn 15 ngàn loại sản phẩm. Danh mục các sản phẩm này có thể tìm thấy trên trang web của CPSC tại địa chỉ là: www.cpsc.gov/. Trang web này cũng hướng dẫn đầy đủ các yêu cầu của các đạo luật liên quan và cách thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn qui định. Ngày 17 tháng 3 năm 2004, CPSC và nhà sản xuất ở Chicago, bang Illinois đã ra thông báo số 04-098 thu hồi 150.000 lò sưởi điện do hãng này sản xuất đã được tiêu thụ ở Hoa Kỳ với giá từ 30 đến 40 USD/chiếc trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 2 năm 2004. Mặc dù chưa có trường hợp tai nạn nào liên quan đến sản phẩm này được phản ảnh, song CPSC và Công ty đã quyết định thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện các mối nối điện bên trong lò sưởi có thể bị lỏng dẫn đến các bộ phận kim loại của lò sưởi có thể bị nhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng. Người tiêu dùng được khuyến cáo không nên tiếp tục dùng sản phẩm này, và liên hệ với Công ty để được sửa chữa miễn phí hoặc thay thế sản phẩm mới. Ngày 7 tháng 6 năm 2001 CPSC đã ra thông báo số 01-167 phạt công ty sản xuất đồ chơi ở Los Angeles 1,1 triệu USD do lỗi không báo cáo về khuyết tật của loại xe đồ chơi có bánh chạy bằng ắc qui. Khuyết tật trong phần điện đã gây cháy, làm bỏng người sử dụng và thiệt hại về vật chất. Sản phẩm này cũng còn có khuyết tật trong hệ thống điều khiển dẫn đến một số xe không dừng lại được và đã đâm vào các vật thể khác gây tai nạn cho người và thiệt hại về vật chất. 2/ Đối với pháp luật Việt nam: Tại Khoản 6 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định quyền của người tiêu dùng như sau: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.” Khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Căn cứ trên các điều luật này Võ Văn Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường dân sự,vì con ruồi trong chai nước không phải do anh cố tình bỏ vào.Bồi thường đến đâu ,bao nhiêu tiền là do thỏa thuận giữa hai bên. Việc Võ Văn Minh bị tạm giam không được tại ngoại trong một vụ án dân sự sau đó lại bị truy tố và bỏ tù về tội hình sự cũng đã chứng tỏ trình độ tư duy của lực lượng chấp pháp và tố tụng Việt Nam.Một nền tư pháp tùy tiện và kém cõi. Nếu trong phiên phúc thẩm Võ Văn Minh không được tuyên vô tội và trả tự do ngay tại tòa thì hai tiếng "luật rừng" dành cho nền tư pháp Việt Nam quả không sai chút nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét