Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

KHÍ TIẾT CỦA MỘT CON NGƯỜI.

Khí tiết là một khái niệm tồn tại từ lâu trong lịch sử chính trị và văn hóa Việt.Nó thể hiện sự tự tôn,tự tin và dũng khí của con người trước sự thật và chân lý.Một con người không có khí tiết họ sẽ biến thành một con chuột.Một dân tộc không có khí tiết,nói như người Nhật đó chỉ là phường "Đông Á bệnh phu". Lịch sử Việt nam ghi nhận biết bao câu nói nổi tiếng của người xưa" Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc"(Trần Bình Trọng)" Không thành công cũng thành nhân" (Nguyễn Thái Học)"Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói"( Huỳnh Thúc Kháng).Đó là cốt cách ,là ý chí kiên định của con người khi đối diện với những thế lực bạo quyền. Đặc tính của con người là "tham sống sợ chết".Trước nhà tù,súng đạn và quyền lực con người thường diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm dai dẳng,hoặc là buông xuôi,đầu hàng trước quyền lực hoặc kiên định giữ vững lý tưởng của mình.Trong quá trình đấu tranh này ,sự ngụy biện có đất để phát huy cao độ.Và bao giờ ý nghĩa của câu nói nổi tiếng"người không vì mình trời tru đất diệt" vẫn đeo đẳng mãi bên tai. Chế độ cộng sản thường luôn cố tình tuyên truyền khí tiết của họ,những người cộng sản nhưng lại luôn tìm cách che giấu khí tiết của những người đối lập với họ.Trong các phiên tòa chính trị,họ rất sung sướng khi đưa ra trước người dân hình ảnh bị cáo đọc lời nhận tội,xin khoan hồng và xem như đó là một chiến thắng trên mặt trận truyền thông.Những người như Trần Huỳnh Duy Thức,Nguyễn Văn Đài,Nguyễn Văn Hải,Tạ Phong Tần...thừa biết trong cuộc đời một con người không có mấy cái 14 năm,10 năm...Chỉ một lời nhận tội,hoặc chối bỏ hành động bất đồng chính kiến của mình với chính quyền có khi bản án của họ sẽ được giảm một nửa.7 năm trong tù như với Trần Huỳnh Duy Thức là một khoảng thời gian không nhỏ.Nguyễn Văn Đài khoảng thời gian sống với người vợ mới cưới ít hơn gấp nhiều lần khoảng thời gian ở tù. Chẳng lẻ họ quá dại dột chẳng biết "tránh voi chẳng xấu mặt nào" ? Không hề? Sau bốn bức tường nhà giam,nằm trên sàn nhà lạnh giá trong những ngày tuyệt thực hẳn nhiên nội tâm của họ thường xuyên giằng xé giữa khôn và dại,giữa tự do và ngục tù,giữa cá nhân và dân tộc.Cuối cùng khí tiết đã thắng.Họ không thể làm người mà đánh mất chính mình.Đó mới thật sự là một cái chết tinh thần đáng sợ hơn cái chết sinh học. Đáng buồn là rất nhiều người dân Việt nam hiện nay sống trong lòng cộng sản mà chẳng hiểu gì về cộng sản.Đối với người CS vũ khí đắc lực nhất là lợi dụng sơ hở của đối phương để tuyên truyền trong dân nhằm giành lấy chính nghĩa.Trong trường hợp của Võ An Đôn mới đây khi ngụy biện rằng" dĩ độc trị độc" " Muốn thắng cộng sản phải gian xảo hơn cộng sản"../.họ đã mặc nhiên trao chính nghĩa cho cộng sản.Nhưng chế độ độc tài này cần phải đánh đổ vì mỗi giờ mỗi phút tồn tại của nó sẽ gây biết bao thảm họa cho dân.Khi đánh đổ nó cần phải dùng một sức mạnh khác để khiến người dân đồng lòng vượt qua sợ hãi: đó là sức mạnh của sự thật,của quyền con người,của chân lý.Đối với một luật sư thì đó là sức mạnh của công lý.Một luật sư khi truyền đạt một thông điệp đến người dân thì đó phải là công lý.Không thể vì "cái còng và khẩu súng " để đánh mất điều đó.Khi vì cái bằng luật sư trong một chế độ tư pháp "luật là tao ,tao là luật" để biện hộ cho sự rời bỏ khí tiết của mình thì e rằng không thuyết phục. Tất nhiên mỗi con người đều có quyền chọn lựa cái khôn và dại cho riêng mình.Không ai bắt buộc anh phải vì cái dân tộc này mà hy sinh.Nhưng nếu như khi anh đã chọn cho mình một lý tưởng thì hãy nên vì nó mà trao ra.Bởi sự trao ra của anh không hề vô ích.Ít nhất mai này khi nước Việt ngẩng cao đầu với bốn biển năm châu anh cũng tự hào là mình không phải hổ thẹn với lương tâm.Và dân tộc này nhờ có anh cũng không phải là một dân tộc"Đông Á bệnh phu".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét