Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

GÁNH XIẾC CỦA VÕ NGUYỄN HOÀI LINH CÓ NGUY CƠ RÃ ĐÁM.

Võ Nguyễn Hoài Linh là con cháu của nền dân chủ VNCH. Sau 1975 Hoài Linh là thành phần bị chế độ mới hắt hủi phải làm đủ nghề để kiếm sống . Nhờ chương trình HO và những tháng ngày trong trại cải tạo của cha Linh đã đến được bến bờ tự do. Và chính sân khấu hải ngoại với những kịch bản hài trí tuệ, sâu sắc nhưng không kém phần lôi cuốn của soạn giả Ngô Tấn Triển đã làm nên tên tuổi Hoài Linh. Chế độ độc tài luôn sử dụng nghệ thuật cai trị "bánh mì" và "gánh xiếc" để ru ngủ người dân. Đây là thứ nghệ thuật có từ thời đế chế La Mã. Khi người dân đói, chỉ cần cho họ một ổ bánh mì được ban phát từ lòng từ thiện và tối đến chỉ cần đảm bảo cho họ những thứ giải trí rẻ tiền bằng các show hài nhảm nhí là họ cảm thấy thỏa mãn, chan hòa hạnh phúc, biết đủ để tuân phục thứ luật lệ mà chế độ độc tài đặt ra. Họ như những chú cừu an tâm gặm cỏ và để chủ chăn vặt lông mà không hề phản kháng. Tư duy của họ chỉ quanh quẩn miếng ăn và những màn chọc cười rẻ tiền để quên đi đời sống nhọc nhằn. Họ không cần đến luật pháp, chẳng ngại bất công, mặc kệ bị áp bức bởi quyền lực và an phận sống dưới mức nghèo khổ. Mục đích cao nhất của họ là an toàn cho bản thân và có miếng ăn đủ ngày hai bữa, bất kể thế giới bên ngoài thay đổi ra sao, bất kể tầng lớp cai trị bóc lột họ dã man như thế nào. Và Võ Nguyễn Hoài Linh về nước là để góp phần cho "gánh xiếc" của chế độ độc tài thêm màu sắc, phong phú. Chế độ trao cho Hoài Linh danh hiệu "nghệ sĩ ưu tú" điều mà không nghệ sĩ hải ngoại nào có được là để anh ta mang ơn và phản bội lại các giá trị dân chủ của cha ông tạo dựng để khép mình làm nô bộc cho gánh xiếc an dân bằng tiếng cười mà anh ta tạo ra từ khả năng thiên phú. Nếu có một chút học vấn và hiểu sâu về độc tài và dân chủ Hoài Linh đã cảm thấy xấu hổ khi tiếp tay cho chế độ trong chính sách ngu dân. Đáng ra phải dùng tiếng cười châm biếm sâu sắc của mình để đả kích chế độ độc tài đã tạo ra cái nhà tù lớn, Hoài Linh lại góp phần làm cho người dân ảo tưởng nhà tù ấy không còn là nhà tù. Hoài Linh bỏ mặc 3 triệu dân oan ở truồng đi khiếu kiện ở Hà Nội, những án oan như Hồ Duy Hải, những mảnh đời như Nguyễn Mai Trung Tuấn, những con người bị cướp đất như Cấn Thị Thêu, cụ Kình từ Tiên lãng, Đồng Tâm, Dương Nội, Cồn Dầu, Long An, Lộc Hưng, Thủ Thiêm.... Chúng ta không đòi hỏi ở Hoài Linh noi gương những nghệ sĩ cũng con cái của HO như ca sĩ Thế Sơn ... bởi như vậy là quá sức. Chúng ta chỉ cảm thấy tội nghiệp khi Võ Nguyễn Hoài LInh chẳng một chút xấu hổ khi được chế độ độc tài trao cho danh hiệu "nghệ sĩ ưu tú". Nghệ sĩ là người tạo ra những cảm hứng để con người vươn đến những điều tốt đẹp hơn về dân chủ, nhân quyền, về luật pháp. Đó là thứ nghệ thuật vị nhân sinh. Nghệ sĩ không thể tiếp tay cho chế độ độc tài độc đảng để ru ngủ nhân dân nhằm nắm quyền lực. Và hôm nay do chậm trễ trong việc mang "bánh mì" đến cho người dân chịu tai họa do những tắc trách, tham nhũng mà thể chế tạo ra Hoài Linh bị báo chí chế độ hăm he tước đi cái danh hão mà chúng dùng để mua sự cung cúc phục vụ của anh hề. Không biết anh hề đã cảm nhận "phận đời đen bạc" hay chưa. Có lẻ chỉ sau này khi đất nước đã có dân chủ Hoài Linh mới có thể nhận biết anh ta đã tiếp tay cho chế độ CSVN tồn tại như thế nào. Dù không có những màn đồng bóng, những trò mê tín hay tiếp tay cho lang băm thì Hoài Linh vẫn chẳng có chỗ đứng trong lòng những người yêu chuộng tự do ,dân chủ chân chính. Anh ta đã vì tiền mà bán đi lý tưởng của cha ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét