Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

TỆ NẠN SÙNG BÁI NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG, NHỮNG NGỤY QUÂN TỬ.

Trong những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện một số bài viết ca ngợi nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng với những lập luận như : - Dám tấn công vào thói hư tật xấu của một bộ phận cộng đồng. - Khả năng hùng biện cao, lập luận vững. - Khả năng lôi cuốn đám đông. - Không sợ hãi quyền lực. Thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá là gì? Không phải dựa trên hiến pháp,luật pháp của các nước dân chủ hay Tuyên ngôn nhân quyền mà căn cứ trên văn hóa của một dân tộc có hơn 2000 năm ảnh hưởng bởi Nho Giáo. Đó là tư tưởng của Bao Công, của Lục Vân Tiên "Giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha""kiến ngãi bất vi vô dõng dã"... Và những người ca ngợi lấy tiêu chuẩn được trên 300K người theo dõi cho một lần livestream để bày tỏ khâm phục.Nhưng để thu hút một lượng khán giả của một dân tộc chuyên sống về cảm tính thì không khó lắm. Hồ Chí Minh trong ngày 2/9/1945 đã đọc một bản tuyên ngôn ăn cắp ý tưởng của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ và bôi nhọ chế độ bị đánh đổ giống như một lời tiên tri về chế độ ông ta sắp xây dựng, được hàng triệu người dân Việt trong số 95% mù chữ theo dõi thì chẳng có gì đáng nói. Bởi 75 năm qua dân tộc nghe ông nói vẫn chẳng ngóc đầu lên nỗi trong khi nước Nhật khai sinh cùng thời đã vươn lên đẳng cấp hàng đầu thế giới. Một năm qua đại đa số người dân Việt đều gật gù tán thưởng khi nghe diễn giả Donald Trump nói. Nhưng kết quả Trump bị truất phế trong một cuộc bầu cử thể hiện dân trí và nguyện vọng của một đất nước đứng đầu thế giới. Và sắp tới diễn giả giả ấy có thể bị chế tài bởi một nền luật pháp công bằng, lý trí bậc nhất thế giới. Vậy thì Nguyễn Phương Hằng livestream trong một đất nước có tư duy chính trị ,luật pháp chưa cao thì số đông theo dõi không phải là một thước đo. Nó cũng giống như những kẻ bị Nguyễn Phương Hằng hạ bệ như Võ Hoàng Yên, Võ Hoài Linh trước đó cũng có cả triệu người đặt niềm tin. Vì vậy cuộc tranh luận trên chẳng phải ánh sáng xua đi bóng tối, công lý đẩy lùi tội ác... mà chẳng qua chỉ là màn kẻ muốn nổi tiếng muốn hạ bệ những kẻ đã nổi tiếng để đem về sức mạnh của quyền lực dẫn dắt đám đông. Những kẻ này bảo rằng mình có lá gan to, không sợ hãi quyền lực nhưng thật ra lại sợ hãi quyền lực hơn ai hết. Bằng chứng những điều phi logic ở đây vẫn tồn tại chứng tỏ sự sợ hãi đó. - Những kẻ bao che cho Võ Hoàng Yên không chỉ có nghệ sĩ mà còn có cả báo chí và thủ tướng. Nhưng báo chí và thủ tướng không bị vạch mặt. - Những kẻ làm chậm trễ tiền cứu trợ của dân không chỉ có 14 tỷ của Võ Hoài Linh mà còn có 62 ngàn tỷ của Nguyễn Xuân Phúc. Vậy thì không thể có sự soi rọi của ánh sáng sự thật, của công lý mà chỉ là sự tấn công của kẻ có tiền nhiều vào kẻ có tiền ít hơn, của kẻ mua kim cương, hột xoàn trả một lần và kẻ mua kim cương hột xoàn trả góp, của kẻ có trên 1000 tỷ VND với những kẻ có dưới 1000 tỷ VND. Tất nhiên ở đây chúng ta cũng thấy rằng chính việc không có dân chủ, pháp trị đã làm nảy sinh một cơ chế "bánh mì và gánh xiếc" mị dân. Người dân trong chế độ độc tài suốt ngày xem những game show nhảm nhí của gánh xiếc để khi thảm họa xảy ra họ chỉ biết gặm những chiếc bánh mì do lòng từ thiện thải ra. Và khi ngay cả những chiếc bánh mì này cũng ảo nốt thì họ chỉ biết quay đầu chỉ trích gánh xiếc. Một vòng tròn luẩn quẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét