Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

LÔI RA TÒA ?

Thỉnh thoảng đọc mấy trang báo lá cải thấy bà con dọa nhau "lôi ra tòa" mà cười thầm. Bà Giàu đòi lôi bà Hằng ra tòa đòi bồi thường 1000 tỷ, bà Hằng đòi kiện ngược lại. Bà Hồng Vân và bà Hằng cũng đòi gặp nhau ở tòa, rồi trước đó dân oan Việt Nam cũng cơm đùm, cơm nắm kéo ra Hà Nội kêu oan lên tòa. Khổ! Dân mình việc gì cũng bày vẽ kiện cáo nhưng chẳng bao giờ đặt câu hỏi "tòa là ai"? Kiện đảng CSVN nhưng tòa là đảng CSVN thì giống như đang làm trò cười. Kiện dân sự lên tòa án CSVN nhưng tòa là mấy ông quan tham thấy tiền sáng mắt, thấy gái đẹp thả máu dê thì các quan chỉ xử thắng cho bên nào nhiều tiền, bên nào dùng tình phí thay án phí. Ra tòa thì phải áp dụng luật, án lệ. Nhưng luật do ai đặt ra? Có phải do dân đặt ra đâu, đó là do đảng đặt ra. Chúng vừa đặt ra luật vừa xử án thì có khách quan không ? Luật pháp có 2 loại là "Rule of law" (pháp trị) và "Rule by law" (pháp để trị). Các chế độ dân chủ dùng pháp trị tức là "không ai cao hơn luật". Nghĩa là bất kể anh quyền thế, giàu có cỡ nào nếu anh phạm luật do nhân dân đặt ra là anh có tội. Để tìm ra kẻ có tội này trước hết phải đi từ gốc tức là thể chế chính trị. Thể chế phải có đối lập, đa đảng thì quốc hội mới khách quan trong việc ra luật. Sau đó phải khách quan trong lực lượng ra phán quyết. Người gõ búa mang lại công lý không thể là một ông, một cá nhân như Bao Công mà phải là một bồi thẩm đoàn 6 đến 12 người. Trong 6 đến 12 người này nếu có một người có ý kiến khác thì cả bồi thẩm đoàn phải họp nhau lại để thuyết phục người kia cho đến lúc cả đoàn bồi thẩm đều cùng đồng loạt ra phán quyết về một phía "có tội" hay "không có tội". Trong nhiều trường hợp vụ án nhạy cảm bồi thẩm đoàn sẽ bị cách ly trong suốt thời gian nghị án. Họ có thể được đưa đến một khách sạn biệt lập nào đó, không có internet, không truyền hình, báo chí, không điện thoại và không được tiếp xúc với biểu tình. Ai tác động đến việc ra phán quyết của họ cũng đều phạm vào luật " cản trở nền tư pháp công chính". Họ phải ở đó cho đến khi cả nhóm đều đồng ý với nhau về một quan điểm. Nếu có một người cương quyết không đồng ý thì cũng có nghĩa là bồi thẩm đoàn chưa có phán quyết. Và trong các vụ kiện dân sự hay hình sự bất kỳ bị đơn hay bị cáo nào cũng có quyền đòi hỏi mình phải được xét xử với một bồi thẩm đoàn nếu thấy oan sai ngút trời. Chẳng hạn trong vụ án Hồ Duy Hải mẹ bị cáo có quyền yêu cầu con mình phải được xét xử bởi bồi thẩm đoàn. Bởi chỉ có họ mới có thể cân nhắc các chứng cứ mà bên phía luật sư đưa ra để tuyên vô tội,phóng thích ngay tại tòa. Trong các vụ kiện dân sự cũng thế, phán quyết của bồi thẩm đoàn đôi khi cũng chưa đủ nếu luật đưa ra áp dụng là điều luật vi hiến hay các bước tố tụng sai phạm. Và vụ án sẽ được đưa lên tối cao pháp viện để xem lại luật và xem lại trình tự xử án của tòa cấp dưới. Như vậy muốn dùng cụm từ" đưa ra tòa" cho đúng khỏi bị thiên hạ cười thì toàn dân phải làm từ gốc. Đó là liên kết nhau lại trong các tổ chức xã hội dân sự để lật đổ chế độ độc tài như Hồng Kông, Myanmar và 112 nước dân chủ. Sau khi có tư pháp độc lập, có luật do quốc hội lập hiến đặt ra, có đối lập, có thể yêu cầu bồi thẩm đoàn xử án thì đưa ra tòa mới có công lý. Trong một nền tư pháp dùng "pháp để trị" thì cốt yếu cái gọi là pháp ấy chỉ dùng để răn đe. Nó như ngọn roi quất vào mông con trâu, con bò, con cừu để chúng nằm im trong "trại súc vật". Pháp ấy không hề đụng đến bọn chăn bò, chăn cừu cho nên nó sẽ bênh bọn có quyền, có tiền. Do vậy thế giới này mới đổ máu mới biểu tình để bị quân đội bắn chết, mới bị cảnh sát đánh cho "phù mỏ" vẫn không hề e ngại. Là vì họ muốn hy sinh để thiết lập nên "pháp trị" chứ không muốn thành một con vật bị đè bởi "pháp để trị". Chỉ có dân Việt là không hiểu nên vẫn vô tư chọc cười "lôi ra tòa".Chán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét