Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN.

Có nhiều người bảo không nên nói chuyện Ngọc Trinh vì sẽ bị quy là "ghen ăn tức ở".Nhưng tôi thấy qua chuyện Ngọc Trinh để khái quát hóa cả một xã hội Việt Nam hiện nay thì cũng nên lắm chứ. Vấn đề là nói như thế nào ? Có khách quan hay không? Ngọc Trinh nếu là một người mẫu ở Mỹ thì cô ta khỏi phải lo không có tiền mà cạp. Và cũng chẳng cần cạp tài sản của các tỷ phú làm gì. Bởi chỉ nguyên việc quảng cáo cho các nhãn hàng hiệu nổi tiếng về giỏ xách,quần áo,mỹ phẩm... cũng đủ sống như một bà hoàng. Nhưng Ngọc Trinh ở Việt Nam lại chỉ là một trong hàng trăm ngàn cô gái khác từ quê lên tỉnh sống nhờ nhan sắc.Mỗi cô gái mỗi số phận,mỗi ngả rẻ cuộc đời. Có cô nhờ vào ca nhạc,đóng phim truyền hình mà nổi tiếng. Có cô lăn vào cuộc đời làm gái bia ôm,bi-da,vào những đường dây bán dâm ra nước ngoài hoặc đi làm vợ người ta ở Đài Loan,Hàn Quốc... Có cô lăn lóc trong nghề người mẫu bán thân hoặc làm người tình cho các đại gia để hứng chịu đủ thứ thị phi của miệng đời. Trong số này có người chọn bán sỉ một lần như Ngọc Thúy nhưng hôn nhân đổ vỡ vác nhau ra tòa kiện cáo. Có người chọn cách bán lẻ nhiều lần trong bóng tối nhằm giữ "làm đĩ mười phương nhớ chừa một phương để lấy chồng".Đó là thân phận của người phụ nữ trong xã hội kim tiền. Dư luận sẽ lấy "Thúy Kiều" ra để so sánh. Thúy Kiều trải qua biết bao thanh lâu,bao chủ chứa nhưng vẫn giữ mối tình son sắt với Kim Trọng. Các cô gái ngày nay mấy ai được như Thúy Kiều khi tuyên bố " Chữ trinh còn một chút này" ? Thật ra thân phận người phụ nữ dưới chế độ cộng sản còn cay đắng hơn dưới chế độ phong kiến. Ta không thể lấy góc độ đạo đức học để lên án với bất kỳ ai ngoài việc cảm thông với số phận của họ. Bởi lẻ họ đang sống trong một chế độ độc tài chứ không phải trong một chế độ dân chủ- nơi mà một người kỷ nữ Nhật hậu chiến cũng được mời ra làm nghị viên theo lời tướng MacArthur.Họ có quyền định đoạt số phận của mình theo cách mà họ thấy thích hợp. Ngọc Trinh là một cô gái thực dụng. Tuy nhiên việc chọn kết hôn với một người tỷ phú lớn hơn 45 tuổi cũng là một chọn lựa hy sinh. Biết đâu cô ta muốn đổi đời cho cả cha mẹ anh em dòng tộc nhà mình.Trong hoàn cảnh đất nước sắp mất vào tay Trung Quốc,nhân dân cam chịu...thì Ngọc Trinh có quyền tìm đường sống cho riêng bản thân và gia đình mình. Biết đâu 10 năm sau chỉ cần vị đại gia hết xí quách,nằm một chỗ,chỉ cần 1/10 tài sản thừa kế cô ta bỗng chốc biến thành một "Việt Kiều yêu nước". Và ở tuổi 40 cô ấy cũng đủ thời gian để làm lại cuộc đời. Vấn đề là vị đại gia thừa biết điều đó nhưng vẫn dùng các em gái non tơ để làm một vật trang sức vào lúc cuối đời dù biết chẳng còn sức đâu để mà xơ múi. Nhưng khi họ thành công về mặt tiền bạc họ cũng cho phép mình phô trương sang lĩnh vực khác sau khi đã "giả bộ" từ thiện để đánh bóng tên tuổi. Tuy nhiên giới hạn của các tỷ phú Việt Nam chỉ ở mức đó. Họ không đủ tầm bằng các tỷ phú Mỹ như Bill Gates ,Warren Buffett...để làm những việc cao hơn. Do đó ta cũng không nên quá kỳ vọng vào họ. Kết luận : Mối lương duyên giữa "người đẹp và đại gia" là một mối lương duyên xưa như trái đất trong các chế độ độc tài và trong tư duy người Á Đông.. Ta không thể đòi hỏi những mối tình đẹp như của Mark Zuckerberg với người yêu thời đi học,dù đã là tỷ phú giàu gấp mấy lần Hoàng Kiều, mặc dù nhan sắc của cô vợ này kém xa Ngọc Trinh. Nhưng tất cả đều có giá của nó. Đó là sự công bằng của tạo hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét