Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

TỪ VỤ HÙNG CỬU LONG NHẮC LẠI VỤ TRẦN TRƯỜNG ĐỂ HIỂU THÊM VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI MỸ.

Ngày 25 tháng 1 năm 1999, báo Nhân Dân đăng lại thông cáo của sứ quán của nước CHXHCN Việt Nam tại Mỹ – về việc ông Trần Trường treo cờ búa liềm ở phố Bolsa, thành phố Wesminster — có đoạn như sau: “Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao và trong năm 1997 đã trao đổi Đại sứ giữa hai nước. Dựa trên tiêu chuẩn ngoại giao, hai nước đã công nhận Quốc kỳ của nhau. Do đó việc trưng bầy hoặc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở bất cứ nơi nào tại Mỹ là hợp pháp và cần được luật pháp Mỹ bảo vệ. Đại sứ quán Việt nam quan tâm sâu sắc và cực lực phản đối những hành động bạo lực chống lại ông Trần Trường và đòi rằng, quyền bầy tỏ lòng tin cũng như cuộc sống của ông Trần Trường phải được tôn trọng và bảo vệ”. Hai hôm sau, báo Nhân Dân số ra ngày 27 tháng 1 đăng thêm lời phát biểu của phát ngôn viên bộ ngoại giao VN là: “Chúng tôi cho rằng việc làm của ông Trần Trường cần được các cơ quan pháp luật của Mỹ, đặc biệt là chính quyền sở tại nơi ông Trần Trường sinh sống bảo vệ.” Cũng trên số báo này, người ta thấy có ý kiến của một độc giả ẩn danh (hiện đang sinh sống ở Ontario, Canada) về sự kiện trên: “Việc hành hung ông Trần Trường ở thành phố Los Angeles ngày 17/ 1/99 gây chấn động lương tâm những con người, cả người sống lẫn người chết, đã đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.” Người ngoại cuộc, nếu chỉ đọc báo Nhân Dân trong những ngày vừa qua, đều cảm thấy hài lòng về việc làm của nhà nước CHXHCN Việt Nam và yên tâm cho những người Việt đang sống đời lưu lạc. Họ được những người cầm quyền nơi quê mẹ quan tâm một cách thiết tha, và chính họ cũng sẵn sàng lên tiếng bênh vực cho nhau – khi cần. Tưởng vậy nhưng không phải vậy. Chỉ một ngày sau, ngày 28 tháng 1 năm 99, qua sự chuyển giao của Web Thông Điệp Xanh, nhiều cơ quan truyền thông nhận được điện thư của Cộng đồng Người Việt Ở Nga. Lá thư “kính báo” về chuyện một người Việt khác, ông Tạ Vân Sơn “đã bị công an thành phố Moscow (Mátxcơva) thủ đô Liên Bang Nga đánh chết tại đồn 67 vào ngày 14 tháng 1 năm 99, để lại vợ và con nhỏ. Phía công an Nga phủ nhận hành động dã man của mình.” Ông Tạ Vân Sơn bị đánh chết tại nước Nga ba ngày trước khi ông Trần Văn Trường trưng hình ông Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ. Tuy thế, báo Nhân Dân và bộ ngoại giao Việt Nam hoàn toàn giữ thái độ im lặng trước cái chết mang nhiều nghi vấn này. Trần Trường sinh năm 1960 tại một làng quê nghèo khốn. Gia đình ông di cư từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam lánh nạn cộng sản năm 1954.Trần Trường có một tiệm sang băng nhạc trên đường Bolsa, thuộc thành phố Westminster , tiểu bang California.Do có người chỉ dẫn , Trần Trường đã treo trong tiệm sang băng của anh ta hình Hồ Chí Minh và một lá cờ đỏ sao vàng của Cộng sản Việt Nam để thách thức Cộng Đồng, nhất là nhóm người mà anh ta cho là “quá khích” kia. Anh ta đã biết sẽ không có ai dám hạ hai biểu tượng đó xuống hay dám hành hung, đập phá cửa tiệm của anh ta Về mặt tình cảm, NVHN không thể cho phép lá cờ và tấm hình đó hiện diện ngay giữa thủ đô tỵ nạn được. Nhưng về mặt pháp lý, ngay cả mọi cơ quan quyền lực tối cao tại Hoa Kỳ, mọi nhân vật quyền uy nhất nước Mỹ như Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án Tối cao Pháp viện... cũng không ai có thể ra lệnh hạ lá cờ và tấm hình đó xuống, vì làm như vậy là vi phạm vào Tu chính án số một của Hiến Pháp Hoa Kỳ, xâm phạm vào quyền Tự do Phát biểu, Tự do Ngôn luận của cá nhân Trần Trường, một quyền tự do cao cả của mọi công dân Hoa Kỳ, đã được Hiến pháp long trọng bảo vệ gần như tuyệt đối. Một số khá đông những người Việt tị nạn , được sự yểm trợ của một số cơ quan truyền thông, nhất là đài Radio Bolsa của Việt Dzũng-Minh Phượng, được lãnh đạo bởi các vị có trách nhiệm trong Cộng Đồng lúc bấy giờ như ông Bùi Bỉnh Bân, Trần Ngọc Thăng, Hồ Anh Tuấn… những chiến sỹ tiên phong can trường này đã không hề nản chí, đã không hề run sợ, họ đã rất quyết liệt, rất kiên cường , đã bất kể mọi gian nan nguy hiểm, mọi rụt rè đắn đo…, họ đã liên tục tổ chức những cuộc biểu tình trước cửa tiệm của Trần Trường, suốt ngày suốt đêm. Một đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn mở đầu này, đó là các người có trách nhiệm lãnh đạo đã rất thông hiểu luật pháp của xứ tạm dung, những người này đã điều khiển và hướng dẫn cho các người tham dự tuyệt đối tôn trọng luật pháp, tuyệt đối bất bạo động. Đây là một yếu tố chiến lược hết sức quan trọng cho sự thành công vẻ vang sau này. Tinh thần bất bạo động và thượng tôn luật pháp đã được tiếp tục trải dài trong suốt thời gian tranh đấu, khiến cho nhân viên công lực không thể sử dụng quyền lực để can thiệp giải tán, nhất là nhờ đó mà dân chúng Hoa Kỳ đã thấy rõ sự trưởng thành về ý thức chính trị và tinh thần thượng tôn luật pháp của Cộng Đồng Tỵ nạn Việt Nam. Cũng phải công tâm mà nói ngay rằng những con người qủa cảm nói trên đã có những đóng góp rất lớn, rất quan trọng trong vụ Trần Trường. Khi cuộc biểu tình đến mức cao điểm, trên bầu trời Little Saigon, trực thăng của các đài truyền hình vần vũ dầy đặc, giống như bầu trời Saigon trong dịp Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Tất cả mọi phương tiện truyền thông đều đã sẵn sàng, mọi người, nhất là khán giả của các hệ thống truyền hình Hoa Kỳ, nóng lòng chờ Breaking News... Đám người biểu tình mỗi lúc một đông, tràn ngập cả sang phía bên kia lề đường Bolsa, có lẽ lên tới cả bốn năm chục ngàn. Rừng người sôi sục, hò hét, hoan hô đả đảo vang vọng cả một góc trời, như triều dâng sóng dậy. Tấm hình Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sau đó đã được hạ xuống trong lặng lẻ. Ông Trần Trường, sau một thời gian gây sóng gió Quận Cam khi treo ảnh ông Hồ và cờ đỏ sao vàng, lại bắt đầu gây sóng gió ở quê nhà -- nhưng lần này, tài sản ông Trường đã bị “phong tỏa bất thường.” Bản tin trên tờ Tiền Phong ngày 10-3-2006 đã ghi nhận tình hình này: “Một Việt kiều bị phong tỏa tài sản bất thường? TP - Chưa kịp bán cá để trả nợ tiền cám, ông Trường đã bị một số người can thiệp vào món nợ dù chưa đến hạn trả, sau đó bị cơ quan thi hành án tỉnh Đồng Tháp phong tỏa tài sản... Ông Trần Văn Trường, sinh sống tại Mỹ 20 năm, là người đã góp phần làm dấy lên tinh thần yêu nước của người Việt trên đất Mỹ bằng việc lập bàn thờ Bác Hồ trong nhà, treo cờ Tổ quốc cho dù bị nhiều kẻ phản đối, đánh đập...” Và đây là lời hối hận xin lỗi muộn màng của Trần Trường mà Hùng Cửu Long nên lấy đó làm bài học cho mình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét