Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

TỪ VỤ ÁN YÊN BÁI NHÌN LẠI SỰ KÊ KHAI TÀI SẢN CỦA QUAN CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆC ÁP DỤNG LUẬT CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), trên khắp thế giới, hầu hết các nước đều mong đợi lãnh đạo của mình công khai tài sản. Khi họ không làm vậy hoặc những con số dường như chung chung thì có thể dẫn tới tình trạng bât ổn trong quần chúng và chính trị. Các chính trị gia và công chức nắm giữ quyền lực đáng kể trong việc phân bổ các nguồn lực của đất nước và công dân - những người bầu họ, những người trả lương cho họ thông qua đóng thuế. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), được 166 nước phê chuẩn, đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý việc kê khai tài sản của các quan chức chính phủ. Nghiên cứu cho thấy việc kê khai tài sản là cách để công chúng đảm bảo rằng các lãnh đạo của họ không lạm dụng quyền lực vì tư lợi (tham nhũng). Kê khai tài sản là phương tiện để bám chặt vấn đề đạo đức và liêm chính trong các lớp học chính trị và nên là một phần của tất cả các quy tắc ứng xử. Đạo luật có tên “Đạo đức trong chính quyền” [Ethics in Government Act] (năm 1978) là một luật của liên bang, được thông qua trong bối cảnh chính trường Mỹ nghiêng ngả vì vụ Watergate. Luật này quy định về việc kê khai tài chính và tiền sử công việc của các quan chức cũng như thân nhân trực hệ của họ. Về căn bản, nội dung phải kê khai bao gồm: thu nhập do cá nhân người kê khai kiếm được, cũng như thu nhập không phải do ông/bà ta tạo ra; tài sản và các giao dịch liên quan; nợ; các khoản đóng góp thay thế cho thù lao; quà tặng; chức vụ trong các tổ chức phi chính phủ do ông/bà ta nắm giữ; chi phí đi lại mà ông/bà ta được thanh toán; và những hợp đồng/thỏa thuận khác nhau mà ông/bà ta tham gia. Bà Alyson Kay Duncan, thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang của Hoa Kỳ với Viện Nghiên cứu lập pháp diễn ra ở Hà Nội gần đây đã kể lại câu chuyện của chính cá nhân bà. “Tôi có một người bạn thân là luật sư. Mỗi khi đi ăn trưa với nhau, dù là bạn bè thân thiết từ lâu, tôi vẫn luôn luôn tự trả phần hóa đơn của mình, dù phần tiền là nhỏ. Đó là yêu cầu bắt buộc của đạo đức nghề nghiệp, để tránh những xung đột lợi ích có thể xảy ra”. Ông bí thư chính trị của Sứ quán Mỹ nhắc lại câu chuyện thống kê quà tặng của Tổng thống Obama trong chuyến thăm tháng 5 /2016 vừa qua . Suốt tuần lễ sau khi Tổng thống rời đi, Sứ quán Mỹ vất vả “ngập trong giấy tờ” khi phải thống kê lại chi tiết toàn bộ số quà tặng mà các cơ quan, cá nhân Việt Nam đã tặng cho Tổng thống. “Kể cả phần bún chả mà Tổng thống ăn tối, dù được miễn phí, nhưng chúng tôi vẫn phải kê khai vào” Việt Nam cũng có luật về kê khai tài sản để phòng chống tham nhũng. Nhưng một điều lạ lùng là qua việc vợ ông Ngô Ngọc Tuấn được nhận lại tài sản gồm 100.000 USD ,1,5 tỷ VND và 4 chiếc nhẫn vàng lại không hề nhắc gì đến việc kê khai này.Bởi nếu ông Tuấn có kê khai trước khi nhậm chức chủ tịch HDND tỉnh Yên Bái với số tài sản như thế thì sau khi khám xét két sắt của ông Tuấn ,gia đình mới căn cứ trên bản kê khai này để nhận lại tài sản. Giả như ông Tuấn không kê khai thì số tiền trong két sắt của ông dù không dính líu gì tới công quỹ cũng phải bị quy là do tham nhũng mà có . Và tất nhiên sẽ bị sung vào tài sản công. Theo thông tư 'Hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập " ban hành ngày 31/10/2013 của Thanh tra chính phủ để phòng chống tham nhũng thì : Đối tượng phải kê khai : . Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương (có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở lên) trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, đơn vị khác được giao biên chế và có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Các loại tài sản phải kê khai : - Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. - Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. Vậy thì tài sản bao gồm 100.000 USD ,1,5 tỷ VND và 4 chiếc nhẫn có trong két sắt tại phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn nếu là do làm ăn,dành giụm mà có thì phải được kê khai hàng năm theo "Luật phòng chống tham nhũng".Nếu tài sản này trội hơn số tài sản đã được kê khai mà không có văn bản ,giấy tờ chứng minh được nguồn gốc thì phải bị quy vào tài sản do tham nhũng mà có. Tại sao không đối chiếu với những gì mà ông Tuấn đã kê khai trước khi trả lại số tài sản này cho vợ ông ấy? Ông Nguyễn Đình Quyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, được báo chí tường thuật, cho rằng kiểm soát tài sản và thu nhập phải là điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng. Nhưng bản thân ông cũng tỏ rõ băn khoăn với hiệu quả của công tác này khi chỉ rõ việc kê khai tài sản theo cách hiện nay “chẳng để làm gì”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét