Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NẾU VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ "QUÂN CHỦ LẬP HIẾN" CHẮC HẲN SẼ KHÔNG CÓ NỘI CHIẾN VÀ KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC CỘNGN.

Đó là sự yếu kém của tư duy chính trị và cả sự đưa đẩy của hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến nội chiến tàn khốc và nguy cơ mất nước. Chế độ quân chủ có vai trò vô cùng cần thiết, ngay cả trong thế kỷ 21. Nếu có bất cứ điều gì cần xem xét thì số lượng của các nền quân chủ trên thế giới nên được thêm vào chứ không phải giảm bớt. The New York Times, vai trò của nhà vua có thể nổi trội trên chính trường theo cách một lãnh đạo đứng đầu được bầu của nhà nước không thể đạt tới. Quốc vương đại diện cho cả đất nước theo cách một cách lãnh đạo dân cử không thể có và không làm được. Sự lựa chọn cho vị trí chính trị cao nhất trong một chế độ quân chủ không thể bị ảnh hưởng hoặc phụ thuộc bởi tiền, phương tiện truyền thông, hay đảng phái chính trị. Sự tồn tại của một vị vua thường là điều duy nhất giữ đất nước ở lại bên bờ nội chiến. Quốc vương đặc biệt quan trọng ở các nước đa sắc tộc như Bỉ vì định chế của chế độ quân chủ đoàn kết nhóm sắc tộc đa dạng và thường thù địch dưới lòng trung thành hướng về nhà vua thay vì vào một nhóm dân tộc hay bộ lạc. Chế độ quân chủ ngăn chặn sự ra đời của các hình thức chính phủ cực đoan trong nước bằng cách điều chỉnh bộ khung của chính phủ. Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm thủ tướng hoặc bộ trưởng dưới quyền người cai trị. Ngay cả khi quyền lực thực tế nằm trong tay những cá nhân này, sự tồn tại của quốc vương gây khó khăn để thay đổi triệt để hoặc hoàn toàn nền chính trị của một quốc gia. Chế độ quân chủ có đủ danh vọng và uy tín để thực hiện những lựa chọn cuối, những quyết định khó khăn, và cần thiết – những quyết định mà không ai khác có thể làm. Ví dụ, Juan Carlos của Tây Ban Nha đích thân đảm bảo quá trình chuyển đổi của đất nước trở thành một chế độ quân chủ lập hiến với các cơ quan của quốc hội và đập tan một âm mưu đảo chính quân sự. Vào cuối thế chiến thứ hai, Hoàng đế Hirohito Nhật Bản bất chấp mong muốn của quân đội đòi hỏi chiến đấu và cứu được vô số mạng sống người dân của mình bằng cách ủng hộ sự đầu hàng của Nhật Bản. Chế độ quân chủ là kho lưu trữ truyền thống và đảm bảo tính liên tục trong bao lần thay đổi thời đại. Nó nhắc nhở một quốc gia về những gì quốc gia đó đại diện và quốc gia đó hình thành từ đâu, điều thường bị lãng quên trong sự thay đổi nhanh chóng các dòng chảy chính trị. Do hào quang những lợi thế của chế độ quân chủ, rõ ràng đó là lý do tại sao nhiều công dân của những nền dân chủ hiện nay đều có một nỗi hoài niệm dễ hiểu về chế độ quân chủ. Như trong nhiều thế kỷ trước, chế độ quân chủ sẽ tiếp tục thể hiện mình là một tổ chức chính trị quan trọng và mang lại lợi ích tại bất cứ nơi nào nó vẫn còn tồn tại. Xin lưu ý với các bạn rằng chế độ quân chủ ở đây là "quân chủ lập hiến",khác hẳn "quân chủ chuyên chế". Thực chất của "quân chủ lập hiến" thì quốc vương chỉ là biểu tượng tượng trưng bị tước hết quyền lực tham chính nhưng vẫn còn quyền năng hòa giải và quyền lực của sự tôn trọng. Chính điều này đã giữ cho các đảng phái chính trị không thể manh động trong việc tranh giành quyền lực để đi đến nội chiến.Trong nền "quân chủ lập hiến" quyền lực chủ yếu vẫn tập trung vào tay nhân dân. Rất tiếc là Quốc gia Việt Nam với vị hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại lại sa vào ăn chơi không đảm bảo uy tín như Quốc Vương Thái Lan.Nếu không thủ tướng Ngô Đình Diệm đã chẳng thể truất phế ông và Hồ Chí Minh được thể đưa quân đánh chiếm miền Nam gây ra nội chiến đẫm máu suốt 21 năm và đẩy đất nước đến bờ vực diệt vong hôm nay. Tuy Bảo Đại không làm tròn trách nhiệm của mình nhưng lá cờ Vàng ba sọc dưới chính thể "Quốc gia Việt Nam" của vị"quốc trưởng" cuối cùng này vẫn là lá cờ chính danh duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét