Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

VIỆT NAM - MỘT DÂN TỘC THIẾU NHỮNG TƯ DUY CHÍNH TRỊ CĂN BẢN.

Con người từ khi sinh ra đã sống quy tụ thành những cộng đồng trên những vùng lãnh thổ gọi là quốc gia, thành phố, làng xã... Trong quá trình biến thiên của lịch sử con người từ chỗ ăn lông ở lỗ đã phát triển cộng đồng của mình thành lớn mạnh, văn minh và hiện đại. Một quốc gia muốn lớn mạnh vấn đề quản trị đất nước là vấn đề quan trọng. Thuở sơ khai con người giao cho các tù trưởng quản lý bộ lạc của mình .Tiếp sau đó họ giao cho các vị vua, các triều đại quân chủ cai quản. Vua đặt ra luật lệ và dân cứ thế răm rắp tuân theo. Tư tưởng trung quân đã biến dân thành nô lệ. Vua anh minh,sáng suốt thì dân nhờ, vua hôn quân vô đạo thì dân chịu. Từ đó hình thành tâm lý ỷ lại hay oán trách vua. Cách mạng Anh 1642 đã đặt dấu chấm hết cho các thời kỳ quân chủ chuyên chế . Từ đây loài người bắt đầu các nền cộng hòa dưới hình thức "quân chủ lập hiến".Ở các nền cộng hòa sơ khai, vua chỉ còn là biểu tượng để đoàn kết hòa giải dân tộc, quyền lực thực sự nằm trong tay các chính phủ, quốc hội lập hiến. Và nền cộng hòa khác với quân chủ ở chỗ quyền lực của chính quyền không được vượt quá quyền lực mà nhân dân giao phó. Nói nôm na là chính quyền không được đứng trên khế ước giữa nhân dân và chính quyền : hiến pháp. Một chế độ nào đứng trên hiến pháp nhất định đó sẽ là một nền quân chủ chuyên chế mạo danh cộng hòa. Từ khi các nhà tư tưởng của "Thế kỷ ánh sáng" ở Anh bắt đầu phát hiện ra "quyền lực có tính tha hóa, quyền lực càng cao tha hóa càng rộng" thì loài người không còn trông cậy vào các lãnh đạo anh minh để phó thác đất nước cho họ nữa. Nhiệm vụ của nền chính trị là kiểm soát sự tha hóa đó bằng thể chế phân quyền, đối lập, hiến pháp, tư pháp độc lập , báo chí và biểu tình của nhân dân, đảo chính của quân đội. Nước Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc kiểm soát quyền lực bằng hiến pháp 1787 và một thể chế chính trị phân quyền. Trong lúc đó dù sau đến 234 năm người Việt vẫn rất xa lạ với cơ chế kiểm soát quyền lực. Họ vẫn đang mơ màng với các nền quân chủ chuyên chế, vẫn chẳng hiểu gì thế nào là cộng hòa, thế nào là dân chủ. Đặc biệt họ vẫn giao phó toàn bộ việc quản trị đất nước cho chính quyền và chẳng có bất kỳ một động thái can thiệp nào. Không những thế người Việt còn chụp mũ bất kỳ người nào can thiệp đấu tranh với chính quyền dù ở bất kỳ chế độ nào : độc tài hay dân chủ. Tư duy thụ động trong việc quản trị đất nước đã biến Việt Nam thành một quốc gia nghèo đói. lạc hậu , đầy rẫy bất công và có nguy cơ tuyệt chủng. Họ không hiểu một vấn đề cơ bản : các ông vua chỉ lo bảo vệ ngai vàng chứ không lo phát triển đất nước. Vai trò phát triển "bộ lạc" của mình là họ, nhân dân, chủ thể của quyền lực. Nếu ngày nào họ còn từ chối trách nhiệm này để tạo ra một thể chế có thể kiểm soát quyền lực của vua quan thì ngày đó họ còn gặp nhiều bất hạnh. Hãy cứ đổ thừa đi rồi hối hận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét