Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

KHI NÀO NGƯỜI DÂN CÓ MỘT BẢN ÁN CÔNG BẰNG ?

Qua 4 bản án của Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung có một điều có lẻ người Việt vẫn chưa hiểu lắm .Khi nhân dân giao cho chính quyền nắm hết tất cả từ hành pháp, lập pháp, tư pháp, công an, tòa án, quân đội thì chuyện họ bị kết án 10 năm, 9 năm hay 20 năm là chuyện của chính quyền. Khi lập nước dân phải làm sao để mình nắm đằng cán. Đó là không cho chính quyền thâu tóm tất cả quyền hành về chung một rọ. Phải làm sao quân đội đứng ngoài, công an không được can thiệp vào tòa án, báo chí ngoài phe bênh chính quyền phải có phe chỉ trích chính quyền. Khi dân để chính quyền có thể điều động công an, quân đội, có thể can thiệp vào tòa án còn họ chỉ trên răng dưới...dái thì bị chúng xử tử hay xử hàng chục năm tù là chuyện dĩ nhiên, chuyện thường ngày ở huyện. Chúng vừa ra luật , vừa làm quan tòa, vừa nắm cả công an, quân đội thì chẳng khác gì ông vua ngày xưa "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung". Đó là cái dại tin tưởng "Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"" Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm"... Nói chung là cái dại không quan tâm đến chính trị nên không biết cơ chế kiểm soát quyền lực. Dại thì phải trả giá. Đó là quy luật. Kêu gọi đạo đức? Xưa như trái đất. Bọn cướp không bao giờ có đạo đức, lương tâm. Dù sao nếu biết dại mà sửa sai còn đỡ. Tưởng mình khôn thì chỉ còn chờ ngày chúng cướp hết mới sáng mắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét