Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

SẮC THÁI BIỂU CẢM CỦA NGÔN TỪ.

Trong bài "Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân" nhà văn Dương Thu Hương đã rất chính xác khi cho rằng trong cuộc nội chiến ý thức hệ Nam Bắc 1954-1975 có nguyên nhân không nhỏ từ sức mạnh của ngôn từ.Người Việt đã nhầm lẫn nghĩa của từ vì không tìm hiểu cặn kẻ nên ngộ nhận dẫn tới làm kẻ chết thế.Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có bài phân tích rất kỷ nghĩa của hai từ "bán nước".Thế nào là "bán nước",từ này xuất phát từ đâu và ai mới là bán nước? Do hiểu không rõ nghĩa nên đa số thanh niên miền Bắc nhiễm văn HCM,thơ Tố Hữu,Chế Lan Viên quá nặng .Từ đó hình thành nên chất lý tưởng vô nghĩa để đánh mất "mãi mãi tuổi hai mươi" vào những điều không có thực. Giờ đây mỗi sáng thức dậy tôi vẫn bắt gặp những comment chửi rủa với những từ ngữ như vậy ở khắp các bài viết của những người cấp tiến và trong cả trang của mình.Tôi thấy không giận họ mà chỉ thương hại và tội nghiệp họ.Họ cứ việc chửi thoải mái trong trang của tôi với những lời thô bỉ nhất.Đảm bảo tôi không bao giờ block mà cứ để đấy vì điều đó chỉ phản ánh văn hóa của họ chứ không phải của tôi.Tôi thương hại họ tại sao không hồn nhiên,ngang nhiên,dũng cảm mà chửi,tại sao phải lén lút.Điều đó chỉ cho thấy sự thiểu năng và tâm thức của những kẻ yếu về tri thức và lập luận. Xét trên khía cạnh "tự do ngôn luận" gần đây xuất hiện sự tranh cãi về nghĩa của chữ "ngu".Nhiều người cho rằng dùng chữ "ngu" là xúc phạm,lăng mạ,là "tấn công cá nhân",là thiếu văn hóa.Theo tôi không phải thế.Trong tiếng Việt,"ngu" là một tính từ để gọi tên một hiện tượng của não bộ.Cũng giống như một người nào đó bị què,bị mù,bị điếc thì anh phải gọi tên các tính từ đó chứ không thể khác.Vì vậy nói ông A què ,mù ,điếc ...trong khi ông A thật sự bị què,mù ,điếc thì không phải là xúc phạm ông A mà chỉ để nói ra một sự thật. Khi ta nói ông B ngu với dẫn chứng rõ ràng thì không thể cho là ta xúc phạm ông B.Trong trường hợp ông B không cho rằng mình ngu thì có thể dùng lập luận để chứng minh sự ngược lại.Đó là sự tranh luận.Có nhiều người cho rằng tại sao không thay từ "ngu" bằng một từ nhẹ nhàng hơn,chẳng hạn như"thiếu thông minh"...Nhưng tùy theo mức độ của người phát biểu có ảnh hưởng đến an nguy của cộng đồng hay không thì người phản biện có quyền dùng để nhấn mạnh sắc thái ngữ nghĩa của nó. Vì vậy khi cụ Phan Bội Châu dùng từ "sao mà ngu hèn ,thấp kém đến thế" trong đó có dẫn chứng đàng hoàng để chỉ đại bộ phận dân Việt thì không phải cụ đang xúc phạm dân Việt mà đang chỉ ra một sự thật.Học giả Li Ming viết bài " Vì sao người Trung Quốc ngu thế" với các lập luận khoa học thì không phải là đang phỉ báng mà là đang chỉ ra sự hạn chế của dân Trung Quốc.Thỉnh thoảng trên FB cũng có người nói" Cho hỏi ngu tí" thì không phải họ đang nhạo báng mình mà đang thể hiện thái độ khiêm tốn.Do đó khi nhà bác học Albert Einstein tuyên bố"Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông" không có nghĩa là ông đang xúc phạm cả thế giới mà là đang nêu ra một nguyên lý xã hội. Người Việt chúng ta hay mặc cảm khi ai đó gọi mình là "thằng ngu".Từ đó tính từ này đã bị kiêng kị chỉ dành khi chửi nhau.Nhưng nó chỉ thật sự trở thành ngôn ngữ phỉ báng khi kèm theo sự so sánh như "ngu như chó" hoặc khi đứng một mình không lập luận,dẫn chứng.Chẳng hạn có người nào đó viết hai chữ "Đồ ngu" mà không giải thích tại sao gọi như thế thì đó mới là phỉ báng. Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa của nhận thức nếu không mạnh dạn chỉ ra được sự u mê thì xã hội khó mà phát triển.Chẳng hạn trong tranh luận "thực phẩm bẩn,thực phẩm sạch" nếu không có người chỉ ra đây là một quan điểm "ngu ngốc" thì số đông sẽ cho đó là đúng và chế độ sẽ không dùng pháp trị để loại bỏ "thực phẩm bẩn" và cứ để chúng ngang nhiên tồn tại trên thị trường qua tham nhũng.Vì dư luận đã đồng tình sự có mặt của nó.Kết quả là giấy báo ung thư bệnh viện tới tấp gởi về các nạn nhân.Các ca sĩ Showbiz như Trần Lập ,Ali Hùng Cường,người mẫu Duy Nhân,Tuấn Dương,Văn Hiệp,Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh,đạo diễn Huỳnh Phúc Điền ...đã qua đời vì ung thư và gần đây là ca sĩ Minh Thuận cũng đang mắc chứng bệnh này.Đó là chỉ tính những người nổi tiếng ,trong xã hội còn biết bao mảnh đời thầm lặng khác đang âm thầm chống chọi với bi kịch này. Vì vậy tôi cho rằng việc gọi một quan điểm có ảnh hưởng đến an nguy của một cộng đồng là "ngu ngốc" với những lập luận xác đáng không hề là hành vi "tấn công cá nhân" mà trái lại mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.Chỉ là do người Việt quá tự tôn về mình một cách ảo tưởng nên không hiểu giá trị của "tự do ngôn luận" mà thôi.Đôi khi sắc thái biểu cảm của ngôn từ có thể giết chết cả một dân tộc nhưng cũng đôi khi nó lại cứu cho thảm họa diệt chủng của cả một dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét