Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

TẠI SAO CÁC NHÀ ĐỘC TÀI THƯỜNG THÍCH LÀM THƠ?

Không hề có dân tộc tính nhưng khái niệm dân tộc sống thiên về cảm tính là có. Những dân tộc sống thiên về cảm tính thường thích làm thơ và nghe nhạc. Không mặc nhiên khẳng định thơ và nhạc là xấu nhưng quá lạm dụng hai hình thức nghệ thuật này sẽ rất dễ dẫn đến một dân tộc sống thiên về cảm xúc ,mất khả năng phán đoán bằng lý trí.
Tại sao hầu hết các nhà độc tài đều thích làm thơ ?
Tại sao hầu như bất kỳ một chế độ độc tài nào cũng sử dụng thơ ca và nhạc để kích động lòng dân nhằm giúp chúng đoạt lấy chính quyền?
Chẳng ai lạ gì hai tác giả Tố Hữu và Chế Lan Viên đã làm hàng triệu thế hệ trẻ Việt Nam phải hy sinh vô ích trong cuộc chiến chống lại một nền dân chủ lý trí ,sáng suốt được xây dựng trên những thiết chế phân quyền khoa học ?
Tại sao dưới nền dân chủ đệ nhị VNCH thơ ca chỉ là nơi thể hiện tâm sự của người lính ,không hề là một vũ khí tuyên truyền? Bởi lẻ đệ nhị VNCH không muốn quay lại chế độ độc tài như cộng sản. Dùng thơ ca có thể khiến dân lao vào lửa đạn nhưng không thể khiến họ sáng suốt để nhận ra quyền làm chủ của mình.
Có ý kiến cho rằng chỉ cần thắng cộng sản trước bằng độc tài tàn bạo sau đó nền độc tài này sẽ trao trả lại quyền làm chủ cho người dân.
Vậy thì họ lý giải làm sao với chế độ độc tài gia đình trị tại Syria? Dòng họ gia đình trị Assad đâu phải là cộng sản nhưng vẫn dùng vũ khí hóa học để giết hại dân thường ? Do đó quan niệm cho rằng dùng độc tài để chống độc tài chỉ khiến dân tộc cuốn vào một vòng độc tài liên tục không có lối ra mà thôi. Bởi vì sau khi nếu độc tài gia đình trị thắng cộng sản họ cũng sẽ viện đến chỉ có độc tài cá nhân mới thắng gia đình trị mà thôi.
Thực tế ngày nay trên thế giới đều cho thấy các thể chế dân chủ không hẳn là tốt đẹp 100%, vẫn còn nhiều nền dân chủ thất bại như Phillippines... Tuy nhiên các chế độ độc tài đều tàn bạo 100% và đều cướp quyền con người 100%. Cũng như thế giới đã khẳng định đanh thép rằng một quốc gia chỉ ổn định và phát triển lâu dài khi quyền lực nằm trong tay số đông.
Có thể dùng thơ ca và nhạc để truyền ngọn lửa "bất tuân dân sự" đến đám đông. Nhưng phải coi chừng tác dụng phụ của nó. Bởi lẻ quá lạm dụng nó sẽ rất dễ đưa đến việc tạo nên một chế độ độc tài khác khi người dân quá sống thiên về cảm xúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét