Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

ÁN ĐIỂM- MỘT TRÒ HỀ ,MỘT SỰ SỈ NHỤC VÀO NGÀNH TƯ PHÁP.

Trên thế giới ở các nước pháp trị không có cái gọi là án điểm mà chỉ có án lệ hay còn gọi là tiền lệ pháp. Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. Án điểm là mâu thuẫn với hiến pháp khi bản giao kèo này thừa nhận : mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khi cho một vụ án là án điểm xử để răn đe,xử nghiêm tức là đã thừa nhận các vụ án không phải án điểm xử không nghiêm, không có tính răn đe. Pháp luật không phải để răn đe mà là để bảo vệ các giá trị lập pháp đã được nhân dân thừa nhận.Mỗi cá thể vi phạm luật pháp đều phải xử như nhau, tội đến đâu xử đến đó, chứ không phải như lối xử của vua chúa ngày xưa : giết, hành hình một cá nhân để dằn mặt, trấn áp những kẻ còn lại. Án điểm là biểu hiện rõ nhất quyền lực tùy tiện của bọn cai trị. Đây là công cụ chuyên sử dụng để mị dân. Những kẻ bị ghép vào án điểm thường là các con dê tế thần để ngăn đe các con dê khác. Nhưng đám đông bất kể đến câu "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" mà họ vẫn ra rả nhắc đi nhắc lại hàng ngày. Họ không cần sách luật, bộ luật nói gì, điều mấy mà chỉ cần lăng trì, tùng xẻo, bỏ vạc dầu sôi thủ phạm cho thỏa lòng căm giận. Tất nhiên khi được chọn làm án điểm thủ phạm có thể bị cho chết giả, thoát xác để lấy lòng đám đông hoặc không có quan hệ con cháu,dây mơ rễ má với giới nắm quyền lực. Rốt cuộc dân vẫn là những kẻ bị dắt mũi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét