Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

TƯ DUY LUẬT PHÁP VÀ TƯ DUY BẰNG CHỨNG.

Ở các nước dân chủ và pháp trị có một nguyên tắc là " Nhân dân được phép làm bất cứ những gì mà luật pháp không cấm". Tại sao có nguyên tắc này ? Theo logic học thì luật pháp không thể mâu thuẫn với hiến pháp. Hiến pháp là ban giao ước giữa nhân dân với chính quyền. Nhân dân viết hiến pháp và quốc hội không được dùng luật pháp để ngăn chặn nó. Ví dụ tu chính án số 1 Hoa kỳ bảo" Quốc hội không được làm luật để ngăn cản quyền tự do ngôn luận ..." tức là không bao giờ có chuyện mâu thuẫn như hiến pháp CSVN quy định " Điều này đôi lúc sẽ bị cấm theo luật định" Trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai khi hỏi những kẻ "Suy đoán có tội" về việc họ căn cứ trên những điều gì để xác định nghi phạm có tội thì căn cứ được họ thừa nhận là : linh cảm, cảm tính, là lời của bọn côn đồ, lời của những tên từng vào tù ra tội dám tố mẹ nuôi ăn nằm với anh ruột, dám tự nhận mình là sản phẩm của loạn luân, là ghen ăn tức ở với việc tu mà ca hát, là thấy sao sao với lời nói của ông LTV, là tin rằng nước Việt có một thứ đạo cho phép giáo chủ "chịch" đệ tử. Nếu một quan tòa khi kết án một nghi phạm mà có tư duy như những người này thì đất nước đó đầy rẫy những người bị bỏ tù oan. Khi kết án người ta phải xem xét hiến pháp cho con người những quyền gì và những quyền đó nhân dân được phép làm mà luật pháp không thể cấm. Ở các nước văn minh thường có tòa án bảo hiến. Ở tòa án này những bản án vi hiến đều bị bác bỏ và người bị kết án trước đó sẽ được phóng thích ngay tại tòa. Tại sao khi tòa chưa xử người dân không được phép suy đoán có tội ? - Thứ nhất suy đoán có tội sẽ dẫn đến sự đàn áp , khủng bố tinh thần, bôi nhọ đời tư nghi phạm dẫn đến sang chấn tâm lý hay tự sát, vi phạm việc giữ bí mật thông tin cá nhân của nghi phạm mà hiến pháp quy định. Việc này khi tòa kết án nghi phạm vô tội sẽ không thể nào bù đắp được. Nó giống như một bát nước đã hắt xuống đất không thể hốt trở lại. - Thứ hai suy đoán có tội sẽ dẫn đến tạo áp lực đám đông cho cơ quan chấp pháp. Xử án theo sự phẫn nộ của đám đông là một điều man di. Bởi đám đông chỉ căn cứ theo cảm tính bên ngoài không hiểu bản chất bên trong của vụ án. Chỉ có khoa học hình sự mới biến nghi phạm thành thủ phạm' - Thứ ba mọi nghi ngờ vẫn chỉ là nghi ngờ nên không thể dùng nghi ngờ để bôi nhọ một con người. Ví dụ ở Việt Nam hay có chuyện nghi ngờ một người nào đó ăn cắp. Khi xác định đồ mất cắp không phải do nghi phạm lấy thì nghi phạm đã tự tử vì uất ức. Lúc này người tố cáo có ân hận cũng đã muộn bởi kẻ bị oan không còn trên thế gian nữa. Các nước văn minh đặt ra nguyên tắc suy đoán vô tội là để tránh những trường hợp đáng tiếc nay. Nhưng nhiều kẻ ở Việt Nam như DQC hay LB dù nói hoài vẫn không hiểu điều này.Họ luôn luôn ngụy biện nguyên tắc suy đoán vô tội của thế giới, một nguyên tắc hết sức nhân đạo và văn minh. Chỉ có khoa học hình sự mới có thể tìm ra công lý chứ không phải sự nghi ngờ của đám đông. Trước khi có sự can thiệp của khoa học cần phải nghi ngờ theo hướng có lợi cho nghi phạm mới có thể tránh những điều đáng tiếc. Hãy tự đặt mình là một nghi phạm trong sạch bị hàm oan để hiểu nỗi khổ của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét