Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

XỨ SỞ MAN DI.

Năm 2012 trong vụ thanh niên bắn chết 12 người ờ rạp hát Aurora nữ thẩm phán của Denver có có một tuyên bố đi vào lịch sử của ngành tư pháp toàn bộ thế giới:" Tất cả mọi tội ác dù tàn ác, ghê tởm đến đâu cũng cần được xét xử một cách công bằng" Công bằng ở đây là gì ? -Phải được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm được chọn ra từ nhân dân. - Phải tuân thủ trình tự khởi tố, luận tội, bào chữa,kết án, tuyên án. - Phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Tất cả các vụ án ở các nước pháp trị dù giết người bị bắt ngay tại trận ngành tư pháp vẫn giữ bí mật thông tin để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Không ai có thể kết tội nghi phạm nếu như chưa có sự nhất trí của 12 người trong đoàn bồi thẩm. Thế nhưng vụ án nhân tình hành hạ trẻ em 8 tuổi đến chết có vẻ không cần dùng đến bồi thẩm đoàn. Công an xứ rừng không cần giữ bí mật thông tin mà cho phép loan truyền trên báo chí các video bằng chứng để đám đông treo cổ nghi phạm khỏi cần đến luật sư. Như vậy bản chất của nền tư pháp này là gì ? Xử án theo sự tức giận của đám đông, xử án để thỏa mãn tâm lý đám đông chứ không theo công lý. Đây là lối xử án của cải cách ruộng đất khiến 170 ngàn người chết oan năm 1955. Và ngày nay nó cũng đem ra sử dụng trong các vụ án giết người đẫm máu. Nghĩa là trong các phiên tòa này bị cáo không có quyền kêu oan và đám đông đã làm thay nhiệm vụ của ngành tư pháp. Thế rồi sẽ có không ít kẻ trong cái đám đông ấy cũng có ngày mắc vào cái vòng oan ức không thể nói nên lời khi chứng cứ bên ngoài thiết lập nhưng bản chất bên trong lại khác. Họ sẽ bị đem ra tế thần cho một âm mưu chính trị để thỏa mãn sự tức giận của đám đông. Cho dù đó là thủ phạm đích thực thì cũng phải giữ kín thông tin để đoàn bồi thẩm tỉnh táo, lý trí khi ra phán quyết có tội hay không có tội. Đó là nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp. Đáng tiếc là không thể nói chuyện luật pháp ở xứ luật rừng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét