Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

XÃ HỘI KIM TIỀN.

Vụ bé Vân Anh 8 tuổi bị "dì ghẻ" hành hạ đến chết chưa lắng xuống thì xã hội Việt Nam lại sôi sục với vụ một bé 3 tuổi nghi ngờ bị "dượng ghẻ" bạo hành đóng đinh vào đầu. Hãy bỏ qua những suy đoán có tội hay vô tội. Vấn đề ở đây là tại sao câu chuyện cổ tích Tấm Cám lại trở nên nhức nhối trong xã hội hiện đại ? Tấm Cám là điển hình của bi kịch con người dù sống ở bất kỳ thời đại nào. Hôn nhân sinh ra con cái nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng mỹ mãn khi có người thứ ba xen vào. Xã hội càng văn minh thì càng có nhiều vụ ly dị. Càng có nhiều vụ ly dị thì số trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải sống với "cha ghẻ" hay"dì ghẻ" ngày càng nhiều. Tâm lý người Việt là hay ghen tức, căm thù với những sản phẩm thuộc về tình địch của mình. Những đứa trẻ không có tội vì quá nhỏ. Chúng chỉ có một tội là con của người vợ trước hay chồng trước. Và chúng bị trả thù là vì thế khi người đàn bà, người đàn ông hiện tại thấy bóng dáng tình địch qua những đứa con. Những ông bà "dì ghẻ, dượng ghẻ" tốt cũng có nhưng ngoại lệ, rất hiếm. Xã hội hiện nay bất cứ người nào, gia đình nào cũng chạy theo đồng tiền. Khi vợ chồng mới cưới nhau trật tự xã hội ngày xưa phân công chồng kiếm tiền vợ ở nhà nội trợ nuôi con thì tổ ấm gia đình luôn hạnh phúc. Trong mối quan hệ truyền thống này luôn có một bên nhường nhịn. Nhưng ngày nay mối quan hệ đó đã bị phá vỡ. Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng nhất định sẽ coi chồng như cỏ rác. Chồng khi trở thành đại gia cũng tìm các mối quan hệ ngoài luồng khác để thỏa mãn tình dục. Vì vậy hôn nhân trở thành địa ngục. Mốt ngoại tình, ly dị đã nở rộ trong đội ngũ giáo viên, công nhân viên, giới làm ăn kinh tế ở Việt Nam. Phổ biến đến mức ai không ngoại tình sẽ bị coi là "Hai Lúa" là "Chân quê". Ai không dám ly dị sẽ bị xem là hèn, là an phận. Phụ nữ nào khép mình trong hình ảnh nội trợ truyền thống sẽ bị xem là nhu nhược. Bên cạnh đó là sự so sánh giữa các ông chồng ,bà vợ với nhau và người so sánh bao giờ cũng chỉ nhìn một phía. Họ không hề biết mình không đẹp ,không giàu nhưng muốn chồng phải tài giỏi kiếm nhiều tiền và người chồng cũng đòi hỏi cao ở người vợ chứ không bằng lòng với những gì đang có. Thế là "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui khi đã vẹn câu thề". Một va chạm nhỏ không ai nhường ai cũng có thể đem nhau ra tòa. Đại gia cũng ly dị, tiểu gia cũng ly hôn. Và những đứa trẻ thụ thai sau ngày cưới là nạn nhân. Chúng lớn lên trong mặc cảm không có một gia đình trọn vẹn. Chúng bị tra tấn tinh thần, thể xác khi phải sống với người không trực tiếp tạo ra chúng.Ở trường học cô giáo sẽ thấy những đứa trẻ nào có hoàn cảnh như thế căn cứ vào chứng trầm cảm. Các vụ án mạng chỉ là bề nỗi của một tảng băng chìm. Ở đây con người sẽ tranh cãi về nguyên tắc suy đoán vô tội, chứng cứ bên ngoài, bên trong. Nhưng có một điều họ phải thừa nhận là chế độ độc tài không tạo ra được chính sách có thể đảm bảo an sinh xã hội cho những đứa trẻ hậu ly hôn. Không phải đứa trẻ nào bố mẹ chia tay cũng được cấp dưỡng cho đến khi 18 tuổi. Chúng vẫn là gánh nặng cho những người "rổ rá cạp lại". Và khi một người đau chân sẽ không hề nghĩ đến cái chân đau của kẻ khác. Đứa trẻ là nạn nhân để họ trút nỗi uất hận với cuộc đời. Tàn ác, nhẫn tâm với những đứa trẻ là câu mà những người hóng chuyện hay trút ra. Nhưng họ sẽ quên ngay chỉ một vài ngày sau đó khi diễn biến xã hội xảy ra những bi kịch khác. Họ không biết rằng "khi người dân không đứng dậy để tạo ra một thể chế chính trị có thể đảm bảo an sinh xã hội cho họ thì bi kịch vẫn tiếp diễn và họ không thể là người vô can. Trong chuyện bé Vân Anh bị đánh chết và bé 3 tuổi bị đóng đinh họ cũng có phần. Bởi những kẻ thủ ác hấp thu một nền giáo dục độc tài và chịu những tác động do xã hội độc tài mang lại . Họ càng vô cảm không đấu tranh dân chủ thì những bi kịch ấy sẽ ngày càng nhiều. Nhiều đến độ sẽ đến lúc bão hòa và trái tim họ chai lại cho đó là chuyện bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét