Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

1/11/1963 : NGÀY KẾT THÚC MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VÀ LÀ NGÀY QUỐC KHÁNH CỦA MỘT NỀN CỘNG HOÀ THỰC SỰ.

Nhà báo Mỹ K. W. Taylor trong “Introduction: Voices from the South” viết về nền đệ nhị VNCH đã có một nhận định rất xác đáng như sau :
"Hầu như tất cả các tác giả viết về những năm cuối của cuộc chiến đều lờ đi thành tích đạt được của nền Đệ nhị cộng hòa. Những thành tích đó làm cho người Mỹ xấu hổ vì một trong những lập luận chính của những người có lập trường chống chiến tranh Việt Nam là chính phủ Sài gòn là một chế độ độc tài không thể thay đổi được, không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của Mỹ, và dù thế nào chăng nữa cũng phải thất bại. Lập trường phản chiến này đã giành được địa vị độc tôn trong giới học giả và phân tích chính trị ở Mỹ. Lập luận nêu trên giúp cho người Mỹ bớt dằn vặt về đạo đức vì nước Mỹ đã bỏ rơi một đồng minh trong cơn hoạn nạn. "
." ..Có lẽ chẳng có cách nào giúp chế độ Đệ nhị cộng hòa khắc phục được việc bị dư luận Mỹ đánh đồng với những thất bại của Đệ nhất cộng hòa và giai đoạn giao thời. "
Như vậy ông đã đưa ra một nhận định mà nhiều người cớ tình lờ đi đó là kẻ đứng đằng sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 không phải là tổng thống Mỹ J. F. Kennedy mà chính là nhân dân Mỹ. Bởi lẻ nước Mỹ là đất nước dân chủ, tổng thống chỉ là đầy tớ của dân vì vậy quyết định bật đèn xanh cho cuộc đảo chính là căn cứ trên các cử tri Mỹ không chấp nhận làm đồng minh với một chính phủ độc tài.Hơn nữa cuộc chính biến này bề ngoài mang màu sắc chính trị nhưng bên trong là kết quả của một cuộc cách mạng của toàn dân giữa một bên là đảng Cần Lao Nhân Vị và một bên là đảng Đại Việt có trong hàng ngũ sĩ quan QLVNCH, các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo ...chống lại chế độ Ngô Đình Diệm.
Các sử gia "hoài Ngô" đã cố tình xuyên tạc lịch sử để vẽ ra một nhà độc tài tương tự như Bashar al-Assad ở Syria, Saddam Husein ở Iraq,Muammar al-Gaddafi ở Lybia,Nicolae Ceaușescu ở Rumani,Hosni Mubarak ở Ai Cập... thành một con người yêu nước. Rất tiếc họ đã sa vào ngụy biện, xuyên tạc lịch sử dù chỉ mới khoảng 55 năm bởi trên thế giới không có một nhà độc tài nào lại được thế giới vinh danh cả . Ngô Đình Diệm nằm trong danh sách 100 nhà độc tài của thế giới.Tựa đề : Tyrants: History's 100 Most Evil Despots and Dictators (Những Bạo chúa: 100 kẻ Bạo ngược độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử
Căn cứ để đánh giá chế độ NĐ Diệm nằm ở đâu ? Bây giờ bên bảo vệ nhà Ngô bảo ông Diệm tốt, bên chống bảo xấu thì cái gì phân định không thể cãi được?Đó chính là bản hiến pháp VNCH 1956 mà nội dung của nó còn rành rành giấy trắng mực đen ,không ai có thể làm giả được. Hiến pháp là căn cước của một chế độ. Đọc tấm căn cước này có thể biết chế độ đó là tên cướp hay đang nhân danh nhân dân.
Hiến pháp VNCH 1956 đã chỉ đích danh đệ nhất VNCH là một chế độ độc tài ở chỗ độc tài thể hiện ở 10 điểm sau đây :
- Hiến pháp phi dân chủ.
- Quốc hội bù nhìn.
- Không có tam quyền phân lập.
- Không có pháp trị.
- Đàn áp đối lập.
- Bầu cử giả tạo.
- Độc đảng.
- Có tù chính trị.
- Không có báo chí tư nhân.
- Tước bỏ nhân quyền.
Chế độ độc tài của họ Ngô chỉ khác với chế độ CSVN về chủ thuyết giữa môt bên là Marx Lenin, một bên là "Cần lao nhân vị" ngoài ra giống nhau như đúc cùng một khuôn về việc sử dụng hiến pháp để tập trung quyền lực về một đảng phái hay một gia đình, giống về việc tước bỏ quyền công dân của người dân, về các tổ chức ngoại vi ,bộ máy công an, mật vụ để đàn áp người dân VN.Và đặc biệt giống nhất là đàn áp bỏ tù đảng phái tôn giáo đối lập.
Về căn bản chế độ NĐ D sụp đổ là do dân Mỹ nhận ra chế độ họ Ngô là một chế độ độc tài đi ngược với hiến pháp Hoa Kỳ. Trong khi đó NĐ D không phải do Mỹ dựng nên mà do Bảo Đại mời về nhưng lại cướp chính quyền của Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý giả tạo.
http://nghiencuuquocte.org/…/quan-he-bao-dai-ngo-dinh-diem…/
Sau đó bằng cách lợi dụng danh nghiã "tố cộng, diệt cộng" chế độ này đã đàn áp, thủ tiêu những người theo Việt Minh, dù họ chỉ theo để chống Pháp, đàn áp đảng viên đảng Đại Việt như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam...
Theo chính trị dân chủ hiện đại thì bất kỳ chế độ nào đàn áp đối lập thì chế độ đó phi dân chủ, phản dân tộc , ngược lòng dân và thời đại.
Và những ai chống chế độ CSVN hôm nay phải chống lại chế độ NĐ D vì cả hai đều là chế độ độc tài đàn áp dân chủ. Nhà văn Nhất Linh ngày xưa cũng giống như Trần Huỳnh Duy Thức ngày nay.Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:
“ "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."
https://vi.wikipedia.org/…/Nguy%E1%BB%85n_T%C6%B0%E1%BB%9Dn…
-Tháng 5/1957, không chịu được nền độc tài gia đình trị và chính sách trả thù Quốc Dân đảng thông qua chiến dịch chống Cộng bừa bải, Đai Việt Quốc Dân đảng “thành lập chiến khu Ba Lòng tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đình trị của Nhu-Diệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17.” Tuy nhiên, dưới sự điều động sắt máu của ông Cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn, quân đội đã dẹp được chiến khu nầy. Một phần lớn các đảng viên bị bắt và tù đày. Từ đó, mâu thuẫn giữa đảng Đại Việt và chính quyền Ngô Đình Diệm không những không hàn gắn được mà càng lúc càng sâu sắc thêm.
- Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam họp tại một khách sạn ở trung tâm thủ đô Sài Gòn để công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đã không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do. Vì biết không thể xin họp công khai, những nhân vật nầy đã bí mật mời một số thông tín viên ngoại quốc và vài ký giả Việt Nam đến họp tại hội trường khách sạn Caravelle (vì vậy, nhóm nầy còn được gọi là “nhóm Caravelle”). Bản Tuyên ngôn gồm phần mở đầu và phần nhận định về 4 lãnh vực Chính trị, Chính quyền, Quân đội và Kinh tế Xã hội. Họ thẳng thắn cho rằng Quốc hội chỉ là tay sai của chính phủ, bầu cử chỉ là trò bịp bợm, tình trạng tham những bè phái khắp nơi, các chính đảng quốc gia bị đàn áp, quân đội chỉ là một công cụ để củng cố chính quyền chứ không được dùng để chống Cọng, lấy “sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lãnh đạo đảng làm tiêu chuẩn thăng thưởng”…
Tháng 11/1960 binh chũng Nhãy Dù (với các sĩ quan chỉ huy như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi …) cùng nhiều nhân vật đảng phái quốc gia tập họp trong Liên Minh Dân Chủ và Mặt trận Quốc gia Đoàn kết đã phát động cuộc binh biến, đánh thẳng vào dinh Độc Lập, đòi ông Diệm cải tổ toàn diện cơ cấu lãnh đạo quốc gia để xây dựng lại chính nghĩa và nâng cao hiệu năng chiến đấu của quân dân miền Nam. Bị cô lập và bao vây trong Dinh Độc Lập, ông Diệm hứa sẽ đáp ứng những đòi hỏi đó nhưng thật ra ông chỉ kéo dài thời gian để chờ quân đội ở miền Tây về cứu ứng.
Tháng 2/1962, hơn một năm sau “Đảo chánh Nhảy dù”, hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử đã bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt đầu não của chế độ ông Diệm (Ngoài ông bà Ngô Đình Nhu ở và làm việc trong Dinh Độc Lập, hôm đó còn có TGM Ngô Đình Thục nữa.
Một năm sau, vào tháng 5/1963, chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm lên đến cao điểm với lệnh cấm treo Phật kỳ trong lễ Phật đản tại Huế và sau đó nổ súng giết 8 Phật tử tại Đài Phát thanh. Đây là giọt nước làm tràn sự bất công của chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách có hệ thống.
Làm tổng thống 7 năm mà bị 7 lần chống đối ! Chống đối càng lúc càng mạnh, từ tuyên ngôn, đến biều tình, đến ám sát, đến chiến khu, rồi đến 3 lần súng đạn…. Chống đối càng lúc càng sâu rộng, từ sinh viên học sinh, đến tôn giáo và trí thức, đến đảng phái và báo chí, đến đồng minh và công luận thế giới, đến quân đội…. Rõ ràng là có một điều gì căn bản và trầm trọng khiến quân dân miền Nam không thể chấp nhận được chế độ Ngô Đình Diệm. Điều không chấp nhận đó có thể tóm gọn trong 2 bản chất cốt lõi của chế độ: Ngược lòng dân và Phản thời đại.
Một chính phủ mà dân chống đối toàn diện từ tất cả tôn giáo ngoại trừ công giáo, từ các đảng phái chính trị không cộng sản đến quân đội và các tướng lãnh , người Mỹ ...Ngay cả tòa Thánh Vatican cũng không ưa, Liên Hiệp Quốc phải cử phái đoàn đến thanh sát, Trần Lệ Xuân sang Mỹ vận động giải độc bị sinh viên Mỹ phản đối . Chính phủ Ngô Đình Diệm đã phải có dự định hiệp thương với cộng sản .Sau vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức có thêm 6 vụ tự thiêu chống đối sau đây .
1. Ngày 4-8-63, tại đài Chiến sĩ, trước tòa Tỉnh Trưởng Phan Thiết, Thầy Nguyên Hương đã tự thiêu.
http://gdptbinhthuan.com/.../1336-d-i-d-c-thich-nguyen...
2. Ngày 13-8-63, trong khuôn viên chùa Phước Duyên, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Thầy Thanh Tuệ đã thực hiện tự thiêu rất hào hùng và anh dũng.
https://gdptvietnam.org/tieu-su-thanh-tu-dao-dai-duc...
3. Ngày 15-8-63, tại quận Ninh Hòa gần tỉnh Nha Trang, Ni sư Diệu Quang, người đầu tiên trong Ni bộ, cũng tự thiêu để noi gương của Hòa thượng Quảng Đức.
http://vnbet.vn/.../ni-su-dieu-quang-1936-%E2%80%93-1963...
4. Ngày 16-8-63, tại chùa Từ Đàm Huế, Thượng tọa Tiêu Diêu đã tự thiêu để cứu nguy Phật giáo và Dân tộc.
https://thuvienhoasen.org/.../ngon-lua-thich-tieu-dieu...
5. Ngày 5-10-63, trước chợ Bến Thành Sài Gòn, Thầy Quảng Hương từ Ban Mê Thuộc vào đây tự thiêu.
http://gdptbinhthuan.com/.../1336-d-i-d-c-thich-nguyen...
6. Ngày 27-10-63, trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Thầy Thiện Mỹ người sau cùng, đã tự thiêu trong khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Sài Gòn và trước năm ngày khi có cuộc đảo chính, 1-11-63.
Đây là tài liệu giải mật của CIA về chế độ thối nát của ông Diệm:
https://www.cia.gov/.../2_CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf...
Và đây là bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc về biến cố đàn áp Phật giáo 1963:
Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu chỉ đạo lực lượng an ninh của đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài Gòn và chùa chiền khắp toàn quốc. Họ mặc đồng phục của quân đội trong khi đột kích để cho mọi người thấy rằng Quân đội chính phủ đứng sau lưng họ trong cuộc đàn áp này. Lực lượng của Ngô Đình Nhu đã bắt hơn 400 nhà sư đang ngồi trước tượng Đức Phật. Hàng ngàn phật tử khác cũng bị bắt giữ trên cả nước (riêng tại Sài Gòn là 1.400 người) với lý do "Phật giáo là tay sai của Việt cộng". Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo bị bắt giữ, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt.
Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Giáo hoàng Phaolô VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, Trần Lệ Xuân dẫn phái đoàn Quốc hội đi nước ngoài bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tổ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra tình hình đàn áp Phật giáo.
Dưới thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa, cuộc đảo chính 1/11/1963 còn được sách giáo khoa lịch sử của chính quyền Sài Gòn gọi là Cách mạng 1-11-63
Sau cuộc đảo chính này, ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa.
https://vi.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BA%A3o_ch%C3%ADnh_Vi%E…
Đoạn cuối của clip sau đây (phút 23 trở đi ) đã cho thấy nhân dân Sài Gòn vui mừng như thế nào khi một chế độ độc tài bị lật đổ. Hàng chục ngàn người đở ra đường .Đó cũng là mong ước của 95 triệu dân Việt Nam hiện nay nhưng rất tiếc các tướng lĩnh tham gia đảo chính đã bị xem như tội đồ. Nếu Việt Nam có dân chủ lịch sử sẽ trả lại công bằng cho họ vì đã giúp dân Việt tiết kiệm được biết bao xương máu để kết thúc một chế độ phi dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét