Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

NHÌN LẠI LỊCH SỬ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

Lịch sử của hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam là lịch sử của hai đất nước phong kiến độc tài mà ý thức hệ nô lệ cho một nhà nước tập quyền đã ăn quá sâu trong đầu người dân. Giờ đây xem lại các bộ phim cổ trang của Trung Quốc, Hồng Kông... về các giai đoạn này mới hiểu vì sao các cuộc cách mạng dân chủ khó thành công ở hai đất nước này.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt đó là tư tưởng bá quyền, thu tóm thiên hạ, dựng cơ nghiệp đế vương, có thù phải báo, có ân phải trả...Trong các hình thái nhà nước này dân chỉ là công cụ để mưu cầu quyền lực, tính mạng dân như con sâu cái kiến , vua chúa muốn giết lúc nào tuỳ ý, phụ nữ chỉ là chiếc áo, món đồ chơi mà những kẻ nắm trong tay quyền lực sở hữu.
Các triều đại trong lịch sử Trung Quốc xưa kia chỉ chăm làm một việc là đoạt lấy ngai vàng. Vì thế các đại gia thường nuôi nhiều nhân sĩ trí thức để mưu đồ nghiệp lớn mà điển tích về nhân vật Mạnh Thường Quân là một ví dụ. Ở các triều đại này không hề có pháp trị mà chỉ có pháp để trị. Ý vua là ý trời, phần thưởng vua ban được xem như lộc trời, chiếu chỉ vua ban được xem như lệnh của thượng đế... Ý thức phản kháng đối với những quyền lực bất công mà nhà vua tạo ra gần như đã bị các đạo lý Khổng Mạnh như "trung quân, ái quốc" triệt tiêu.
Trong khi đó các học thuyết của Locke về quyền lực nhân dân, tam quyền phân lập hầu như xa lạ với hai dân tộc này.
Ngay sau khi 2 đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam xuất hiện nắm lấy quyền lực thực thi một thể chế quân chủ kiểu mới ,người dân 2 đất nước này vẫn chẳng hiểu thế nào là một nhà nước pháp quyền. Họ vẫn cho rằng thứ luật lệ mà ông vua đảng cộng sản ban hành thông qua một quốc hội bù nhìn đó chính là luật pháp và cứ thế nhắm mắt thi hành, cam chịu những kiếp đời nô lệ cho quyền lực.
Dân trong nước nô lệ cho quyền lực vì trực tiếp thụ hưởng một nền giáo dục nhồi sọ có thể thông cảm được. Thế nhưng một bộ phận không nhỏ người Việt đã có cơ may sống ở hải ngoại, tận hưởng các giá trị của các thiết chế dân chủ , nhân quyền nhưng vẫn không thoát khỏi tư duy nô lệ. Họ không hiểu nền tảng căn bản của dân chủ, nhân quyền là đối lập hợp pháp nên vẫn vô tư vinh danh ca ngợi những vị vua phong kiến đội lốt cộng hòa, những kẻ đã huỷ diệt những quyền công dân căn bản của họ như quyền bầu cử, quyền được xét xử công bằng, quyền đối lập với chính quyền, quyền thành lập đảng phái để kiểm soát chính quyền, quyền tự do ngôn luận...
Chính tư duy nô lệ có từ chế độ phong kiến nên họ chỉ chú ý ông vua mặc chiếc áo sờn, đứt khuy hay aó dài dân tộc ra sao để ca ngơi chứ không hề chú ý đến thể chế chính trị độc đảng, độc tài mà ông vua này tạo ra. Họ không hề biết rằng môt gã đồ tể như Hitler cũng có một vẻ ngoài đạo đức nhưng một nhà lãnh đạo nghiện rượu như Franklin Delano Roosevelt, Boris Yeltsin... lại là những con người vì dân, vì nước nhất.
Chính cơ chế mới tạo ra bình đẵng, no ấm hạnh phúc, không có bất công chứ không phải đạo đức, sự thi ân của các ông vua... Nhưng do nô lệ cho quyền lực nên giờ đây trong thời đại internet căn bệnh thần tượng ,yêu kính suy tôn một cá nhân nào đó bất kể ông ta đàn áp đối lâp, thiết lập hiến pháp phi dân chủ, đàn áp nhân quyền, đàn áp tự do ra sao cũng không hề được tính đến.
Đó cũng chính là căn bệnh trầm kha của dân Việt. Rồi đây các thế hệ sau sẽ tiếp tục con đường tranh đoạt quyền lực này để trở thành các lãnh tụ được tôn kính. Chúng sẽ tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến và thực thi việc nắm quyền lực mà không cần dân bầu vì cha ông chúng hiện tại đang thản nhiên vinh danh những nhà độc tài .
Có thể nói Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nước của những nghịch lý đến từ lịch sử mấy ngàn năm bị cai trị bởi các chế độ độc tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét