Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

ĐẬP TAM HIỆP - VŨ KHÍ NƯỚC CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TRUNG QUỐC.

Nhiều người cho rằng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan bà Thái Anh Văn chỉ cần cho quân đội tấn công làm vỡ đập thuỷ điện này , thảm hoạ sẽ xảy ra với Trung Quốc.
Nhưng họ lại không để ý rằng khi xây đập thuỷ điện này đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã tính đến khả năng nếu một ngày nào đó dân Trung Quốc nổi dậy như Liên Xô và Đông Âu thì đảng sẽ cho nổ đập thủy điện cuốn trôi 1/3 dân số Trung Hoa lục địa ra biển, trong đó có cả dân Việt Nam.
Đó là cái giá nếu 1,3 tỷ dân China phải trả khi muốn truất phế nền quân chủ "đảng cộng sản" để thiết lập nền dân chủ như Mỹ và phương Tây.
Đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355m, được làm hoàn toàn từ bê tông và thép. Cụ thể, người ta đã phải đào, di chuyển đến 102,6 triệu m3 đất để mở đường cho khoảng 27,2 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép (chủ yếu cho thành đập), số lượng thép này ước tính đủ để xây dựng 63 tòa tháp Eiffel.
Đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển. Thành đập cao 181m so với nền đá. Mực nước đập cao tối đa 175m so với mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn là 110m. Vùng hồ chứa trải dài tới 660km, rộng 1,12km và có thể tích lên đến 39,3km³ với tổng diện tích bề mặt hồ chứa là 1045 km². Với thể tích 39,3 km³, lượng nước trong hồ chứa sẽ có khối lượng lên tới 42 tỉ tấn.
Đập Tam Hiệp có vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Bên cạnh sản lượng điện cung cấp tới 18.2GW, đập được ghi nhận góp phần nâng cao năng lực vận tải trên tuyến sông Trường Giang, lượng hàng hóa vận tải qua khu vực Tam Hiệp từ 10 triệu tấn tăng lên đến 50 triệu tấn. Ngoài ra, đập có tác dụng trong lĩnh vực ngăn lũ, chống hạn, du lịch, thúc đẩy kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo...
Trang quân sự của Sohu chỉ ra, đây là một trong những địa điểm được Trung Quốc bố trí "trọng binh" phòng thủ dày đặc nhất đất nước. Các hệ thống tên lửa phòng không và lực lượng cảnh sát vũ trang cơ động tạo thành mạng lưới bảo vệ vây quanh Tam Hiệp 24/7.
Về mặt giám sát phòng không, Quân giải phóng nhân dân (PLA) triển khai các hệ thống radar VLC-18, YLC-6 và VLC-15S do Trung Quốc sản xuất, bao phủ không phận từ 20km cho đến 70km xung quanh đập Tam Hiệp. Tổ hợp radar này tạo thành mạng lưới cảnh báo sớm tầm trung-cận, và được coi là "trạm tiền tiêu" trong hệ thống bảo vệ hồ chứa đập Tam Hiệp.
Về sức mạnh phòng không, hai sư đoàn tiêm kích lớn của không quân Trung Quốc được triển khai tại Trùng Khánh và Côn Minh, tạo thành "chiếc ô" bảo vệ hồ chứa Tam Hiệp theo chiều sâu vài trăm km.
Khí tài chủ lực của bộ phận đóng tại Trùng Khánh là mẫu biến thể nâng cấp J-11A/B của dòng máy bay tiêm kích J-11, ngoài ra còn có thể có các chiến đấu cơ Su-27SK. Một quân đoàn không quân ở Côn Minh thì được ghi nhận được trang bị loạt tiêm kích J-10. Tất cả đều là những khí tài nòng cốt trong hệ thống chiến đấu chủ lực của không quân Trung Quốc hiện đại.
Hạ tầng vũ khí trên mặt đất bên cạnh các hệ thống pháo cao xạ, PLA lựa chọn các hệ thống tên lửa đối không HQ-9 làm trung tâm của lá chắn phòng thủ đập Tam Hiệp.
Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, nhằm vào các dòng máy bay chiến đấu chủ yếu trên thế giới hiện nay, cũng như các loại tên lửa hành trình và cả một số loại tên lửa đạn đạo tầm trung ngắn. HQ-9 được cho là có thể chống lại nhiều mục tiêu trên không trong bán kính 100km.
Lá chắn tên lửa HQ-9 cùng với HQ-16, HQ-10 - với số lượng lên tới hàng vạn tên lửa phòng không tầm ngắn, trung, xa - tổ hợp thành phòng tuyến bảo hộ thứ hai cho đập Tam Hiệp.
Ngoài hệ thống phòng thủ xung quanh Tam Hiệp, quân đội Trung Quốc còn xây dựng tuyến phòng không thứ hai, với cơ sở đặt tại các tỉnh miền Trung như Giang Tây, Quý Châu, An Huy...
Việc phá hủy chiếc đập này bằng tên lửa, hoặc bom hạt nhân, sẽ gây tai họa khủng khiếp cho TQ. Vì sao ? Dưới đây là những lý do:
– Trong khi tsunami (sóng thần) do thiên nhiên tạo ra, phát xuất từ đại dương tràn vào lục địa gây ra sự tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho một vùng dân cư rộng lớn (như đã xảy ra ở Nam Duơng, Thái Lan, Nhật Bản trong quá khứ gần đây) .. thì ngược lại, ở Đập Tam Hiệp có thể tạo ra hiện tượng tsunami do con người gây nên khi phá hủy đập này.
Hiện tượng nầy sẽ tàn phá và chết chóc cho TQ trong khoảnh khắc từ 5,10 giây cho đến 30 phút là xong tất cả !! Sẽ không có một sức lực nào trên thế gian có thể cưỡng lại hay ngăn chận được cơn sóng thần do đập vỡ tạo ra.
– Hằng trăm triệu dân sẽ bị cuốn ra biển Đông theo con sông Dương Tử rộng lớn.
– 1/2 nước Trung Quốc– vùng thịnh vượng nhất – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong Đại hồng thủy…
– Các di tích lịch sử mà TQ thường hãnh diện với thế giới hằng ngàn năm qua, sẽ tan biến trong nước lũ.
– Hằng ngàn thành phố lớn nhõ sẽ bị nhấn chìm
– Hằng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưởng, hãng sản xuất hàng để xuất cảng sẽ bị tàn phá, ngập nước và sẽ bị trôi di mất tang mất tích.
– Hàng chục ngàn tàu bè thương mại, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tan tành vì hằng triệu tấn nước đỗ xuống hằng giây .. nhận chìm chúng truớc khi tống ra biển đông
– Nền kinh tế TQ khựng lại, nạn đói hoành hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét