Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

XÃ HỘI TƯƠNG LAI SẼ NHƯ THẾ NÀO Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN ?

Với sự phát triển của cách mạng công nghệ trên 2 lĩnh vực chính là trí tuệ nhân tạo và internet, thế giới trong vài chục năm tới sẽ thay đổi nhanh chóng.
Có thể hình dung những điều căn bản như sau :
- Lao động nặng, đơn giản trong nông nghiệp, công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, phục vụ công cộng... sẽ được thay thế bằng những người máy mang bộ não "trí tuệ nhân tạo" và khung xương bằng thép vật lý.
- Các ngành thương nghiệp bán hàng chiếm dụng mặt bằng sẽ thu vào các shop bán hàng online trên mạng xã hội.
- Các giao dịch thương mại, giao dịch cá nhân sẽ chủ yếu thông qua 2 phương tiện chính là laptop và điện thoại thông minh.
- Hệ thống nhà ở, các phương tiện sinh hoạt đi lại, ăn ở, chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ... đều được tự động hóa.
Với tốc độ phát triển của cách mạng công nghệ, một lượng lớn việc làm đơn giản sẽ mất đi. Giáo dục sẽ phải theo xu hướng thay đổi để đào tạo các lao động mới ở các lĩnh vực sau đây :
- Kỷ sư computer.
- Bán hàng online.
- Điều khiển người máy.
- Bác sĩ, nhân viên y tế bậc cao.
- Cảnh sát internet.
Những việc làm đơn giản mất đi và những ngành nghề mới xuất hiện. Tuy nhiên do phần lớn lao động không có khả năng thay đổi nghề nghiệp từ chân tay sang trí óc nên sẽ có rất nhiều người thất nghiệp cần đến các chính sách của chính phủ.
Nhiều người Việt quá ám ảnh CNXH và CNCS ở các nước độc tài nên dị ứng với 2 khái niệm này. Thật ra chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do là tự bản thân mình lo, mạnh ai nấy sống nhưng chủ nghĩa xã hội có nghĩa là góp tiền vào những quỹ chung của toàn xã hội phòng những khi rủi ro, bất trắc.
Ở Việt Nam thịnh hành chủ nghĩa cá nhân, tức là mỗi người lao động khỏe mạnh chỉ dành trọn thu nhập của mình cho hiện tại, đồng lương của họ không đủ để dành cho những lúc bất trắc như thất nghiệp, tai nạn, ốm đau... Và mỗi khi có chuyện người Việt thường kêu gọi lòng hảo tâm, từ thiện...
Nhưng ở Mỹ và các nước châu Âu, chủ nghĩa xã hội đã có từ thế kỷ 19. Tất cả những người lao động đều được các tổ chức xã hội đảm bảo về vấn đề y tế, tai nạn, thất nghiệp, nhà ở, giao thông...Căn cứ trên phép thống kê và xác suất các quỹ này đưa ra mức đóng góp cho mỗi người lao động để họ hoặc ông chủ thuê mướn họ đóng hàng năm. Những quỹ này được bảo trợ bởi chính phủ và được gọi là chủ nghĩa xã hội.
Ở Mỹ quỹ của các tổ chức xã hội lớn như hưu trí , cựu chiến binh, thất nghiệp... thường mua trái phiếu chính phủ và được xem như một hình thức cho chính phủ vay nợ.
Ưu việt của chủ nghĩa xã hội là dùng tiền của những người khỏe mạnh, chưa gặp bất trắc lo cho người hoạn nạn theo bài toán thống kê. Thế nhưng tầng lớp trung lưu , giàu có thường không thích vì họ phải bỏ vào quỹ nhiều hơn nhưng nhận lại không tương xứng. Trong khi đó thu nhập cá nhân và tích lũy đầu tư của họ đủ để dùng khi gặp vấn đề về y tế, tai nạn.
Nhiều người nghĩ đập đầu cắt cổ, chôn sống, hợp tác xã ... là chủ nghĩa cộng sản. Thật ra ở các nước dân chủ các hình thức sống chung, dùng chung tài sản là các hình thái của chủ nghĩa cộng sản.
Ngay từ bây giờ viện dưỡng lão là đã áp dụng hình thức của CNCS khi các người già vào đây đều sở hữu chung. Tương lai khi lượng người thất nghiệp tăng cao do cách mạng công nghệ, chính phủ sẽ phải xây thêm nhiều chung cư cho người thất nghiệp. Vào đây họ sẽ có một tài khoản được chính phủ rót tiền hàng tháng đủ để trang trải các chi phí tối thiểu. Họ sẽ buôc phải sử dụng các phưong tiện sinh hoạt chung, sở hữu chung vì không tìm ra việc làm nên không thể mua sắm để sở hữu riêng.
Như vậy trong tương lai những người giàu vẫn đảm bảo quyền sở hữu tư nhân về biệt thự, siêu xe, du thuyền, nhà máy, thương hiệu, công ty, cỗ phiếu... Nhưng nhờ có người máy họ sẽ tốn ít tiền để trả lương cho công nhân hơn. Tuy nhiên họ vẫn phải đóng thuế lũy tiến nhiều hơn do thu nhập tăng cao. Những người có việc làm không ảnh hưởng bởi người máy và tận dụng được cách mạng thông tin vẫn sẽ sở hữu nhà, xe, tài sản riêng.
Chỉ có những lao động công nhân là phải nhờ đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét