Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

CHÍNH NGHĨA CỦA VIỆT TÂN HƠN XA VIỆT CỘNG .

Đảng Việt Tân hoặc Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tiếng Anh: Vietnam Reform Revolutionary Party, VRRP) là một tổ chức hội đoàn của những người có lập trường chống chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp tại Úc nhưng được thành lập bởi một nhóm người Mỹ gốc Việt tại San Jose năm 1982. Việt Tân tuyên bố có những thành viên hoạt động công khai trong nước Việt Nam , chủ trương "chấm dứt chế độ độc tài" bằng phương thức đấu tranh bất bạo động và canh tân đất nước ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam coi đây là một tổ chức "hoạt động khủng bố, phá hoại chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".Trong khi đó, chính phủ Hoa Kỳ, Canada và Cao uỷ Liên hợp quốc về Quyền con người coi Việt Tân như một "tổ chức mang tính hòa bình ủng hộ cho cải cách dân chủ" và không có các hành vi bạo lực. Trong thập niên 1980, Mặt trận quốc gia thống nhất (tiền thân của Việt Tân) đã tổ chức nhiều "Chiến dịch Đông tiến" nhằm đem vũ khí, binh lính xâm nhập vào Việt Nam, mục tiêu là thực hiện chiến tranh vũ trang lật đổ chính phủ Việt Nam. Các chiến dịch này đều thất bại, đứng đầu mặt trận là Hoàng Cơ Minh cũng thiệt mạng trong chiến dịch Đông tiến cuối cùng năm 1987. Năm 2004, Mặt trận tuyên bố tái tổ chức thành Việt Tân và tuyên bố sẽ thực hiện "những hoạt động đấu tranh thích hợp với tình thế mới". Tuy tự tuyên bố là "Đảng" Việt Tân nhưng thực chất tổ chức này hoạt động tại Mỹ như một hội đoàn theo quy chế "unincorporated association” (hội đoàn không đăng ký pháp nhân), theo đó Việt Tân là một tổ chức không có tư cách pháp nhân. Ngày 14/3/2010, người của Việt Tân xuất hiện công khai trên cầu Thê Húc trước đền Ngọc Sơn ở Hà Nội để phát mũ, áo thun có chữ HS-TS-VN (Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam) cho người qua lại. Theo các thành viên Việt Tân này, việc phát mũ áo HS-TS là để ghi nhớ công ơn các chiến sĩ đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1984. Theo đài RFA, việc phát áo mũ diễn ra trong tinh thần trật tự và đây là điều bất ngờ đối với công an Hà Nội. Ngày 9/10/2010, trong dịp kỷ niệm Thăng Long Ngàn Tuổi, người của Việt Tân lại công khai xuất hiện tại gần tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, giăng biểu ngữ và đọc bản lên tiếng của Việt Tân về "hiểm họa bắc triều". Trong vụ này 1 thành viên Việt Tân đã bị công an Việt Nam truy đuổi và bắt giữ . Ngày 10/8/2016, Việt Tân đã liên kết với một số nhóm xã hội dân sự (XHDS) Việt Nam ở trong nước cùng các nhóm XHDS Đài Loan để tổ chức buổi họp báo và biểu tình ngay trước trụ sở chính tại Đài Loan của công ty Formosa nhằm "đòi lại công lý cho môi trường biển Việt Nam" cụ thể là đòi công ty Formosa công bố điều tra nội bộ về nguyên nhân của chất thải độc hại xả ra biển và cam kết rửa sạch hoàn toàn môi trường của Việt Nam. Trước đó, Công ty Formosa ở Hà Tĩnh đã thừa nhận xả thải chất độc công nghệ huỷ hoại môi trường biển miền Trung VN khiến cá chết hàng loạt từ tháng 4 năm 2016, làm nhiều ngư dân phải bỏ nghề hay rơi vào cảnh nợ nần. Formosa Hà Tĩnh đã thoả thuận với nhà nước VN để bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng người dân cho rằng mức bồi thường chưa thoả đáng. Trong những năm gần đây, trước mâu thuẫn và xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Tân đã đưa ra khái niệm Hiểm Họa Bắc Triều để tuyên truyền về sự xâm lấn của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Tân còn tranh thủ công luận về những vấn đề xã hội và kinh tế như khiếu kiện đòi lại đất bị truất hữu ở Đồng Tháp; phản kháng dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên của giảng viên Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Hoàng. Vào tháng 5 năm 2016, Việt Tân đã cùng với các tổ chức Ủy ban Thuỵ Sĩ Việt Nam (COSUNAM), Cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng sản tại Hà Lan, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã gửi tới Liên Hiệp Quốc một hồ sơ tiếng Anh mang tên Shadow Report On Police Torture in Vietnam, dày 278 trang mô tả các hành vi mà Việt Tân gọi là "việc tra tấn, giết người của công an cộng sản và thành phần đầu gấu". Theo các tổ chức thiết lập hồ sơ, đây là bước đầu để chuẩn bị "khởi kiện Nhà nước Việt Nam và các thành phần trực tiếp thi hành mệnh lệnh với người dân Việt Nam". Việt Nam đã ký kết Công Ước LHQ về Chống tra tấn và bạo hành (UN Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) vào ngày 07/11/2013, và Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua ngày 05/02/2015. Trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thồng Mỹ Barack Obama, đại diện Việt Tân cùng một số tổ chức chính trị của người Việt lưu vong ở Mỹ đã đề nghị trong cuộc gặp gỡ với Hội đồng An ninh Quốc gia & Bộ Ngoại giao Mỹ tại Nhà Trắng ngày 17/5/2016: Có thông điệp hướng về tương lai, vạch ra các yếu tố cần thiết để hai quốc gia thật sự đạt được một mối quan hệ "toàn diện”; Tiếp xúc trực tiếp với người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà hoạt động độc lập; Đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải thả những tù nhân chính trị, bảo đảm sự minh bạch trong việc giải quyết vụ cá chết; Chính phủ Mỹ cần tham khảo ý kiến của những cử tri người Mỹ gốc Việt trước chuyến thăm của ông Obama. Ngày 29 Tháng 5 năm 2007, Tổng thống Bush mời Chủ tịch Đảng Việt Tân là Đỗ Hoàng Điềm đến tòa Bạch Ốc nói chuyện để hiểu thêm về chính sách chính trị đối nội của Việt Nam trước khi gặp gỡ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào ngày 22 Tháng 6. Ngày 11 tháng 6 năm 2007, tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông Hoàng Tứ Duy đại diện cho Việt Tân được mời để đọc thông báo của tổ chức này về tình trạng Nhân quyền ở Việt Nam. Ngày 19 tháng 3 năm 2009, đại diện Việt Tân bao gồm ông Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Trương Đức có mặt trong buổi điều trần ở Quốc hội Úc về các Biện Pháp Tăng Cường Nhân quyền cho Vùng Á Châu Thái Bình Dương . Ngày 17 tháng 6 năm 2010, TS Trần Diệu Chân đại diện cho Việt Tân là một trong 4 thành viên của tham luận đoàn cho buổi thảo luận về Nhân quyền ở Quốc hội Canada . Tiểu Ban Quốc tế Nhân quyền thuộc Ủy ban Thường trực về Đối Ngoại và Phát triển Quốc tế Canada đã mời ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân tham dự biểu điều trần diễn ra vào lúc 1 giờ trưa Thứ Ba ngày 21 tháng 4 năm 2015 tại toà nhà Quốc hội số 1 Wellington Street thủ đô Ottawa. Tại đây, Việt Tân tuyên bố rằng trong nhiều năm qua, tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng, nhà cầm quyền Hà Nội đã "ra sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, khiến cho dư luận quốc tế nhiều lần lên tiếng và quan ngại". Một trong những nỗ lực của Việt Tân là các hoạt động vận động chính giới, tiếp xúc các chính khách cao cấp như Tổng thống Mỹ các Dân Biểu tại Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Thụy Sĩ v.v để trao đổi và cập nhật về tình hình nhân quyền cũng như các vụ bắt giam những người bày tỏ quan điểm khác với chính quyền, tham nhũng và các vụ cưỡng chế đất ở Việt Nam. Tháng 3 năm 2008, ông Đỗ Hoàng Điềm được bộ ngoại giao Mỹ mời tham gia một trong 8 tham luận đoàn trong buổi điều trần về quan hệ giữa Mỹ và Việt trong bối cảnh dân chủ hóa toàn cầu hiện nay. Ngoài buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ, Việt Tân được mời làm tham luận đoàn cho buổi điều trần ở Quốc hội Úc vào tháng 3 năm 2009. Đảng Việt Tân là một trong những tổ chức bị chính quyền Việt Nam liệt vào danh sách những tổ chức khủng bố, với những cáo buộc là đã hình thành một lực lượng vũ trang và đồng thời tiến hành thuê tội phạm nhằm ám sát các quan chức chính phủ trong nước và sau đó thủ tiêu những kẻ giết thuê này nhằm xóa dấu vết. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố là không thấy chứng cớ nào để kết tội Việt Tân là khủng bố . Báo An ninh Thế giới xuất bản tại Việt Nam, từng có bài viết chỉ trích về một đoạn clip ngắn do Việt Tân và một nhà báo Úc đã thực hiện, được quay vào năm 2003 và trình chiếu trên đài truyền hình ABC toàn quốc ở Úc, trong đó phỏng vấn một số nhân vật được coi là "đảng viên quốc nội". An ninh Thế giới thì cho rằng những nhân vật trong các video trên đều là những người nghiện ma túy, nhiễm HIV, hoặc là người ít học, thiếu hiểu biết về chính trị, và được trả công bằng USD và những lời hứa hẹn "sẽ cho đi định cư ở Mỹ", và đánh giá các cuộc phỏng vấn này là "trò bịp bợm" đánh lừa cả người phỏng vấn.. Báo An ninh Thế giới không cho biết những người này có bị bắt để điều tra hay không. Theo VietnamNet dẫn lời Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, nói tại Hội đồng Nhân dân tỉnh hôm 4/8/2016 rằng "tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều" ở Nghệ An.Gần đây nhất, trong vụ Formosa bị buộc tội gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, ông Cầu nói "Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá". Ông cũng cho hay lực lượng công an cả ở trung ương và địa phương "đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt" để đối phó với Việt Tân, đồng thời khuyến cáo "cử tri tỉnh nhà và đại biểu Hội đồng Nhân dân hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp". Từ khi có tình trạng cá chết hàng loạt hồi tháng Tư, nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra tại một số thành phố ở Việt Nam, và công an cho rằng đảng Việt Tân đã "xúi giục, kích động" người dân tham gia. Người phát ngôn của Việt Tân, ông Hoàng Tứ Duy, thì nói rằng "biểu tình ôn hòa là quyền của tất cả mọi người, cho nên không có chuyện bất cứ tổ chức chính trị hay tổ chức đối lập nào, mà tạo sự gây rối chính là hành động của phía công an".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét