Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

PHẬT GIÁO TRONG DÒNG CHẢY CỦA ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC.

Theo nhận định của tôi thì Phật giáo hay Công giáo cũng đều không thể thoát khỏi chính trị. Đạo với đời đều gắn chặt với nhau.Đời có yên thì đạo mới vững.Vậy nên tôn giáo nào cũng hướng thiện,an dân. Từ đời nhà Trần ,Phật giáo đã có tư tưởng nhập thế.Các nhà sư luôn đồng hành cùng dân tộc.Tuy nhiên với quan niệm Phật ở trong tâm,Phật giáo đã tỏ ra dễ dãi hơn trong tổ chức không nghiêm nhặt như công giáo. Không đặt nặng về thể chế chính trị,không phân biệt được độc tài và dân chủ mà chỉ mang ý niệm quốc gia ,dân tộc và đạo pháp nên Phật giáo đã dễ dàng bị cộng sản lợi dụng.Họ không thấy rằng cộng sản chỉ là con ký sinh trùng ăn bám dân tộc chứ không hề giúp ích gì cho đất nước này.Với tổ chức lỏng lẻo họ đã để các nhà sư quốc doanh trà trộn vào và phân hóa thành hai giáo hội.Các nhà sư này đang chứng minh thời kỳ Mạt Pháp của Phật giáo. Phật Pháp được chia thành ba thời kỳ là thời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp. - Thành thật tu hành, không ham hư danh giả lợi, không tham của cúng dường , không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, đó là thời chánh pháp. -Trong thời Tượng Pháp (tượng có nghĩa là biểu tượng), tuy vẫn có giáo pháp, có sự hành trì, nhưng số người chứng đắc quả vị thì rất ít. - Không thể phân biệt được chánh tà Phật Pháp trở nên suy tàn, chỉ có giáo pháp chứ không có sự hành trì, và càng không có người chứng đắc quả vị đó là thời Mạt Pháp. Tuy nhiên trong sự khuynh đảo của giáo hội Phật giáo quốc doanh ta thấy Phật giáo vẫn còn có những hòa thượng hết lòng vì đất nước và có nhận thức chính trị rất cao như "hòa thượng Thích Quảng Độ" với lời kêu gọi toàn dân "bất tuân dân sự". Hòa thượng Thích Quảng Độ là Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ ngày 17 tháng 8 năm 2008 và là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt đồng đấu tranh nhân quyền. Ông là người được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006. Là một người được đề cử cho giải Nobel Hòa bình nhiều lần, ông được báo chí quốc tế xem là một trong những người có cơ hội đoạt giải này. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, ông đã tham gia cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại Sài Gòn và kêu gọi "chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị" tại Việt Nam. Tờ The Wall Street Journal cho rằng đây là lần đầu tiên mà các khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu nại của họ có liên quan đến các nguyên lý trừu tượng như tự do và dân chủ và sẽ khiến Đảng Cộng sản phải "đau đầu". Ông bị công an bắt vào ngày 23 tháng 8 vì bị cho là có kế hoạch biểu tình chống đối chính quyền. Thượng tọa Thích Không Tánh được Hòa thượng Thích Quảng Độ cử mang tiền ra Bắc để cứu tế cho những người khiếu kiện cũng bị bắt tại Hà Nội ngày 23 tháng 8 khi đang phát tiền cứu trợ cho những người khiếu kiện tại Hà Nội, hòa thượng bị áp giải về lại Sài Gòn trong cùng ngày. Sau đó, báo chí Việt Nam bắt đầu đồng loạt chỉ trích ông Thích Quảng Độ và GHPGVNTN. Ngày 29-3-2009 Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đưa ra Lời Kêu Gọi “Bất tuân Dân sự / Biểu tình tại gia” để kêu gọi đồng bào gây áp lực đòi chính quyền CSVN phải ngừng việc cho Trung quốc khai thác quặng bauxite trên Tây Nguyên. Trong lá thư bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, Hòa thượng cũng thúc giục chính phủ công bố toàn bộ nội dung hai hiệp ước biên giới trên đất liền và biển ký với Trung Quốc năm 2000, "để toàn dân được biết sự toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng". Như vậy với một biểu tượng đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền như hòa thượng Thích Quảng Độ hy vọng giới Phật tử Việt nam sẽ sát cánh cùng các giáo dân công giáo cho một cuộc xuống đường vì một tương lai của đạo pháp và dân tộc.Mong lắm thay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét