Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

NGUYỄN XUÂN PHÚC KHÔNG NGẦN NGẠI PHƠI TRẦN SỰ DỐT NÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ .

Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên năm 1615 bởi Antoine de Montchrétien trong tác phẩm Traité d'économie politique. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống "quyền" gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Trang Trần Đại Quang đăng tin Nguyễn Xuân Phúc trả lời kênh Channel News Asia của Singapore về phản ứng trước một số nhận định rằng là một đất nước cộng sản, VN bảo thủ và điều đó không tốt cho kinh doanh . Thủ tướng đã trả lời với một nụ cười trên môi: “Đất nước chúng tôi là một đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng đất nước chúng tôi theo kinh tế thị trường. Đất nước chúng tôi có sự tăng trưởng nhanh và bền vững, một đất nước năng động trong phát triển, đem lại quyền lợi cho người dân, bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần cho người dân, được thế giới công nhận. Không thể nói VN là một đất nước bảo thủ. Một nền kinh tế thị trường thì phải năng động sao có thể bảo thủ được”. Câu trả lời đã phơi bày tất cả sự dốt nát của Nguyễn Xuân Phúc về mối liên quan giữa kinh tế và chính trị. Trong nền kinh tế thị trường vấn đề cốt lõi là trao đổi hàng hóa.Trong trao đổi hàng hóa vấn đề cốt lõi là quyền sở hữu.Trong quyền sở hữu thì cốt lõi là sở hữu cá nhân chứ không thể sở hữu toàn dân ,sở hữu tập thể.Như vậy phải bác bỏ hai hình thức sở hữu "toàn dân" và tập thể" nghĩa là không thể tồn tại các nhà máy ,xí nghiệp quốc doanh của nhà nước như Vinashine,Vinaline... hoặc "đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý" (hiến pháp). Kinh tế thị trường đòi hỏi một nhà nước pháp quyền (Rule of law ) trong đó luật pháp là cao nhất,một thể chế tam quyền phân lập để chống tham nhũng. Với thể chế một đảng và ba quyền nhập chung thì không thể nói là bảo thủ thì gọi là gì?Chính vì chính trị không cởi trói cho kinh tế nên Việt Nam đi vào cơ chế thị trường của thế giới bằng một chân.Các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và cả nhà nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài có đủ hai chân.Do đó họ mang nợ dẫn đến phá sản là điều tất yếu. Cả đến lý luận cơ bản này mà Xuân Phúc không hiểu nổi lại đem khoe giữa chốn đông người thì thật đáng nể thủ tướng không do dân bầu của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét