Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

PHÂN TÍCH VÀ PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG VỀ MỘT BÀI THƠ.

Đề bài: Em hãy phân tích và phát biểu cảm tưởng bài thơ sau đây của cô giáo Trần Thị Lam,thạc sĩ ngữ văn PTTH chuyên Hà Tĩnh: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ? Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay... Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu... ( Đề thi học sinh giỏi văn toàn quốc năm học 2015-2016) BÀI LÀM: Hỡi Sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm. Tổ quốc bao giờ "đẹp" thế này chăng? Đúng vậy ! Tổ quốc chưa bao giờ "đẹp"như trong thời đại của chúng ta,thời đại có Bác Hồ,có Đảng quang vinh.Nhân dân ta đã theo đảng đi làm cách mạng lừng lẫy năm châu ,chấn động địa cầu; đã đánh thắng hai đế quốc to,thống nhất đất nước và cùng nhau tiến nhanh,tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.Thế nhưng trong 41 năm qua dân tộc ta đã đạt được những thành tựu đáng nể: là nước xây dựng nhiều tượng đài lãnh tụ nhất,tổ chức nhiều lễ hội nhất,xe hơi đắt nhất thế giới,giá sữa ,xăng đắt nhất,tiêu thụ rượu bia nhiều nhất ,thực phẩm và không khí bẩn nhất,đồng tiền so với giá đô la bị lạm phát nhất,ăn cắp nhiều nhất và cũng là nước "hạnh phúc nhất thế giới về độ hèn.Để xác nhận những cái nhất đó,cô giáo Trần Thị Lam đã có một bài thơ làm lay động cư dân mạng,tạo nên một phong trào họa thơ và phổ nhạc lai láng.Bài thơ như sau: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ? Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay... Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu... Mở đầu tác giả đã sử dụng một từ ngữ rất đắt giá"ngộ" trong "đất nước mình ngộ quá phải không em."Ngộ" có nghĩa là : độc,lạ,hiếm .Về sắc thái biểu cảm nó cũng có hàm ý là "buồn cười".Tác giả đã gói trong từ ngữ ấy một ẩn ý mỉa mai,chua chát.Bởi từ ngộ là một cách nói giảm,nói tránh của từ "nhục".Tại sao lại ngộ? Tác giả đã giải thích"Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn".Đây là câu thơ ,tác giả họa theo ý của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn. Cho nên quân nó mới làm quan. Dân hai nhăm triệu ai người nhớn? Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con? Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cung từng xót xa khi bàn về dân khí. "…Cái tệ ấy buổi đầu là do tính nhu nhược, theo mãi, hóa ngu hèn đến nỗi … có miệng lưỡi mà không biết trình bày,…u mê gàn dở, không chút căm giận, sao mà hèn nhát sút kém đến thế…( Phan Bội Châu toàn tập. Tr 145. NNXB Thuận Hoá Huế.1990. Hoặc "… Các người chỉ là một khối thịt sống, ù ù cạc cạc không biết cái gì, chỉ ngồi mà trách cứ lẫn nhau, trông mong lẫn nhau mà thôi….đến nỗi cùng xô đẩy dắt díu nhau xuống hồ cả một lũ, một đoàn… Ngó lại các ngươi, ta chỉ hổ thẹn với con chó của tên Đạo Chích…" (Thời thế và anh hùng- Phan Bội Châu toàn tập- tr175- 176- NXB Thuận Hóa- Huế- 1990) Căn cứ trên những điều ấy cô giáo Trần Thị Lam đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Điều này khác với những nhận định trong văn học cách mạng nước ta như lời của chị Út Tịch:"ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh"" Phải đánh nó để nó không đánh được mình" và "Còn cái lai quần cũng đánh'. Đánh là một phương châm của "bạo lực cách mạng" mà đảng ta gieo vào đầu nhân dân.Tuy nhiên trước những bất công do chính mình tạo ra cho người dân đảng ta bao giờ cũng khôn khéo" Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật" mặc dù đối với đảng hiến pháp chỉ là miếng giẻ lau chân và luật pháp là công cụ để phục vụ cho sự cai trị của nhà nước. Những khổ thơ sau của bài thơ là một chuỗi những sáng tác theo trào lưu của chủ nghĩa "hiện thực phê phán": Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay.. Những chiếc bánh chưng,những tượng đài được vẽ ra,được xây nên là để tô điểm cho quyền lực cai trị của đảng.Chúng được lấy từ tiền thuế của dân,từ ngân sách quốc gia vốn nợ nần chồng chất,từ những giọt mồ hôi của người nông dân phải kéo cày thay trâu...tất cả để xây nên những tượng đài mị dân,làm ngu dân cho dễ bề cai trị. Những vần thơ của cô giáo hiện rõ nỗi lòng của người dân Việt nam trước những trắc ẩn ,bất cập của Đất nước bốn ngàn năm. Từ chỗ NGỘ,đến LẠ ,đến BUỒN ,đến THƯƠNG rồi câu hỏi được đặt ra là ĐẤT NƯỚC MÌNH RỒI SẼ VỀ ĐÂU? Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Qua mấy áng thơ ,có thể thấy tình cảm của tác giả với Đất nước chân thật đến lạ lùng ,đúng chất Nghệ tĩnh ,rằng "Giận thì giận mà Thương thật thương..." Dẫn dắt từ nhận thức ,tác giả đã để ngỏ hướng hành động cho mỗi người dân VN chúng ta suy ngẫm bằng những vần thơ như một câu hỏi lớn của thời đại là ĐẤT NƯỚC MÌNH RỒI SẼ VỀ ĐÂU ? Thật không thể đòi hỏi một nhà giáo làm thơ nhiều hơn thế. Sự trăn trở của Cô giáo cũng là sự trăn trở của cả 90 triệu người dân Việt nam yêu nước.Không nhận thức được vấn đề ,sẽ không có hành động hiệu quả làm sao có thể hóa giải được giữa cái GIẬN cái THƯƠNG? Những cảm xúc cuối bài thơ đã thật sự đi vào lòng người một cách chân thật tự nhiên không khoa trương ,nhịp thơ khoan nhặt như những giai điệu âm nhạc làm thổn thức lòng người.Các câu hỏi tu từ trong phần kết như những câu hỏi nhức nhối:" Đất nước sẽ đi về đâu"?Có lẻ bài thơ cũng đã hàm chứa sẵn câu trả lời: Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu... Đó là một sự khẳng định chua xót mà ai cũng đã thấy ,đã biết nhưng không dễ dàng nói ra.Chính sự"không chịu lớn","vẫn còn bú mớm" của người dân đã đẩy đất nước đến tình cảnh hôm nay. Bài thơ đã cho em hiểu hơn câu nói của Thomas Carlyle - 1795-1881 - triết gia, lý luận gia, sử gia, văn sĩ châm biếm và giáo viên người Scotland trong thời Victoria : Trong một khoảng thời gian dài thì Chính Quyền là biểu tượng chính xác của Dân Chúng trong xã hội mà nó cai trị, với sự khôn ngoan cũng như sự dốt nát của chính họ ; chúng ta cần phải nói rằng : Dân Chúng nào thì Chính Quyền đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét