Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

TRUNG QUỐC BÃI CHỨA RÁC CỦA THẾ GIỚI. VIỆT NAM- BÃI CHỨA RÁC CỦA TRUNG QUỐC.

Vấn đề của Việt Nam lớn hơn nhiều những gì mà người Việt Nam đang nghĩ.Đây là vấn đề đã được dự báo từ 10 năm trước và chỉ đến sớm hơn có vài năm trước khi Việt Nam gia nhập TPP. Đó là chuyện sẽ phải đến khi sống cạnh gã hàng xóm khổng lồ đầy tham vọng nhưng cũng bất chấp luật lệ Trung Quốc.Trước đây năm 1979,gã hàng xóm này cũng chẳng thèm đếm xỉa đến các quy ước về Liên minh quân sự,tình hữu nghị anh em mà chỉ cần căn cứ trên một lý do vớ vẩn là "Dạy cho Việt Nam một bài học" để gây chiến tranh làm chết hàng vạn người ở cả hai phía.Cuộc chiến tranh này chẳng phải là cuộc chiến chống xâm lược gì cả mà là cuộc chiến tranh tùy hứng chỉ có trong thế giới của những thằng khùng. Sau cuộc chiến tranh đó,Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn công nghiệp hóa,cơ chế thị trường theo cách" Mèo trắng hay mèo đen không cần biết,chỉ cần bắt được chuột".Giai đoạn này đã biến Trung Quốc thành một nước ô nhiễm môi trường và rác thải công nghiệp vào loại cao nhất trên thế giới. Khí độc đã khiến hơn 1,6 triệu người Trung Quốc thiệt mạng mỗi năm."Việc người lao động bị ốm và phải vào viện cũng khiến nền kinh tế chịu thiệt hại", Anders Hove - nhà nghiên cứu tại Paulson Institute cho biết. Mức độ ô nhiễm cao cũng làm tăng nguy cơ các bệnh mãn tính, như tim, ung thư phổi. Những bệnh này tốn rất nhiều chi phí chữa trị. Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng lên du lịch và các hoạt động giải trí ngoài trời. Mùa màng tại Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng. Khoảng 20% đất tại nước này đang bị ô nhiễm. Nơi trồng lúa lớn nhất Trung Quốc - Hồ Nam đã nhiễm kim loại nặng từ các nhà máy vào đất. Một nghiên cứu của Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc hồi đầu tháng cho thấy phần lớn nước ngầm của họ có chất lượng rất thấp. Khoảng 80,2% không phù hợp để uống và tắm do nhiễm độc từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Tính trung bình, mỗi người Trung Quốc thải ra khoảng hơn 1kg rác mỗi ngày. Do sự yếu kém về công tác quản lý, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc được “bao phủ” bởi hơn 1.000 bãi rác không được kiểm soát. Vấn đề rác thải của Trung Quốc hiện tệ đến mức cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền nước này, Tân Hoa Xã, đã công bố một bài báo vào ngày 6/1 với tựa đề “Không phải là tin đồn, Trung Quốc hiện là sân sau chứa rác toàn cầu”. Tân Hoa Xã cho rằng những núi rác thải được đề cập tới là được nhập khẩu từ phương Tây, nhưng nhiều người ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng lỗi là thuộc về chính quyền Trung Quốc, không phải là các nước phương Tây. Từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhiều báo cáo và hình ảnh về các vấn đề môi trường, bao gồm cả ô nhiễm không khí và nguồn nước và các vấn đề rác thải, đã xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng Trung Quốc, 297 thành phố ở đất nước đông dân nhất thế giới này hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải.“Người Trung Quốc đại lục không có bất cứ một niềm tin tôn giáo nào. Họ không có bất kỳ một giá trị đạo đức nào. Vì vậy, họ có thể làm bất cứ điều gì”, một cư dân mạng Bắc Kinh với bút danh Blueskyforme bình luận. Với tất cả những đặc điểm ấy Việt Nam không chỉ gánh chịu sự ô nhiễm môi trường do chính nền công nghiệp trong nước tạo ra mà còn là nơi đổ rác thải của Trung Quốc. Tờ South China Morning Post cho biết nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science trong tuần này vừa cho hay các thành phố ven biển gây ô nhiễm nặng nề của Trung Quốc thải ra khoảng từ 1,3 triệu đến 3,5 triệu tấn rác mỗi năm. Số lượng rác thải nhựa từ Trung Quốc chiếm gần 30% tổng số rác thải nhựa của 192 quốc gia tiếp giáp với biển trên toàn thế giới, vốn được ước tính là khoảng 8 triệu tấn mỗi năm. Việc thiếu hệ thống thu gom và xử lý rác thải là một trong những nguyên nhân khiến các nước đang phát triển là nguồn gốc chủ yếu của rác thải nhựa toàn cầu. Nghiên cứu trên cũng dự báo sẽ có hơn 9 triệu tấn rác thải nhựa được đổ ra biển trong năm 2015. Báo The Inquisitr của Philippines dẫn thông tin từ nhóm hoạt động tình nguyện có tên Kalayaan ATIN ITO (Tự do của chúng tôi) khẳng định các tàu Trung Quốc đã đổ hóa chất xuống vùng biển quanh đảo Thị Tứ thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tổ chức Kalayaan ATIN ITO, đây là một mưu kế của Trung Quốc khi đổ hóa chất xuống nước làm tiêu diệt các rạn san hô và làm chết nguồn cá gần đảo, cắt đường mưu sinh của ngư dân trên đảo, từ đó xua đuổi ngư dân và dễ dàng chiếm đoạt. Các nhà khoa học ước tính mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải là chất dẻo (vật liệu bao gói thức ăn, chai nhựa...) bị cuốn ra biển. Trung Quốc đứng đầu thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm với khoảng 2,4 triệu tấn, chiếm 30% tổng lượng toàn cầu, tiếp đó là Indonesia, Philippines.... Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ Ocean Conservancy, 5 quốc gia đang dẫn đầu trong bảng danh sách những nước xả rác ra đại dương nhiều nhất thế giới đều đến từ châu Á. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất, Ocean Conservancy tuyên bố Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam chính là 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất, đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa ra đại dương toàn cầu. Như vậy có thể kết luận rằng với tình trạng cá chết trong những ngày vừa qua trên cả nước và việc phát hiện ngay cả san hô cũng chết thì Trung Quốc với việc chuyển dần các nhà máy sản xuất sang Việt Nam không những đã biến Việt Nam thành một công xưởng lớn nhất thế giới mà còn là cái hố rác lớn nhất thế giới.Hố rác này không những nhận các thành phẩm độc hại từ nông nghiệp và chăn nuôi như rau cải gia súc nhiễm độc,nhiễm bệnh mà còn nhận một lượng lớn khí độc thải ra từ các nhà máy và các đường ống xả thải bí mật ra các sông ngòi và biển khiến cá và các sinh vật biển chết hàng loạt.Đồng thời thay vì đem rác đi đổ ở đại dương các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm việc tiết kiệm chi phí là đổ chúng ở Biển Đông,có thể khiến dân Việt nam lo sợ mà bỏ nước ra đi hoặc theo diện "đoàn tụ ông bà" sớm tránh đất cho dân China chính hiệu di cư sang khi thời điểm 2020 đang đến gần. Vấn đề của Việt Nam đang gặp phải cũng giống như Campuchia trước đây.Nạn diệt chủng và tha phương đang hiển hiện trước mắt,nguy cơ mất nước là có thực.Thế nhưng phản ứng của dân Việt chưa xứng với tầm vóc của thảm họa.Đó cũng là do 70 năm dưới chế độ độc tài Cộng Sản ý chí phản kháng của người dân đã bị bóp chết,đội ngũ trí thức cam chịu ,thụ động.Vì vậy bi kịch của dân tộc sẽ đến như một điều tất yếu khó tránh khỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét