Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

CÓ PHẢI NGƯỜI DA ĐEN BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ Ở MỸ ? NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI.

(a) Dân số. Theo số liệu thống kê census 2016, nước Mỹ có 41.4 triệu người da đen (gốc Phi Châu), chiếm 12.7% tổng dân số Mỹ .
(b) Thu nhập bình quân mỗi gia đình da đen là 35400 USD, thấp hơn gần 40% so so với thu nhập gia đình da trắng là 60250 USD . Tỉ lệ hộ nghèo ở người da đen là 26%, trong khi đó ở người da trắng là 10%. Tỉ lệ thất nghiệp ở người da đen là 9.2%, còn người da trắng là 4.4% (số liệu 2015).
(c) Giáo dục. Theo số liệu census 2000, 72% người da đen tuổi 25+ tốt nghiệp trung học, trong khi tỉ lệ này ở người da trắng là 84%. Chỉ có 14% người da đen có bằng cử nhân trở lên, so với 26% ở người da trắng và 44% người Á châu .
(d) Khả năng học của người da đen cũng thấp xa so với người da trắng và Á châu. Chẳng hạn như số liệu năm 2018 cho thấy điểm SAT (môn toán) trung bình như sau: Mỹ da đen 463, Mỹ da trắng 557, Á châu 635. Ngay cả điểm SAT môn đọc và viết cũng vậy: học sinh da đen có điểm thấp (483), so với Mỹ gốc Á châu (588), da trắng (566), và Mỹ Latino (501) .
(e) Tội phạm. Năm 2014, có 6.8 triệu người Mỹ bị bắt giam trong tù; trong số này có 2.3 triệu người da đen (34%) . Lưu ý rằng, người da đen chỉ chiếm 12.7% tổng dân số Mỹ .
(f) Tỉ lệ bắt giam. Cục Thống kê Công lí (Bureau of Justice Statistics) cho biết khoảng 38% ''dân số" tù là người da đen (tổng số tù nhân chừng 7 triệu), kế đến là người da trắng (35%), và người Hispanics (21%). Tỉ lệ bị bắt giam ở người da đen là 141 (tính trên 10,000 dân), còn ở người da trắng là 27.5. Nói cách khác, người da đen có xu hướng bị giam cao gấp 5 lần so với người da trắng.
(g) Người da đen có xu hướng phạm tội chống người da trắng cao gấp 50 lần người da trắng phạm tội chống người da đen. Tỉ lệ người da đen phạm tội bạo động chống người da trắng là 1013 tính trên 10,000 dân số, và con số này cao 57.5 lần so với tỉ lệ người da trắng phạm tội bạo động chống người da đen .
Người da đen và công lý Mỹ
Đối với giới lãnh đạo cộng đồng da đen, những khoảng cách đó là do người da trắng gây nên. Họ có lí thuyết gọi là "Victimology", có thể hiểu là "Nạn nhân học", cho rằng người Mỹ da đen là nạn nhân của chủ nghĩa kì thị chủng tộc do người da trắng chủ trương; rằng sự tiến bộ của cộng đồng người Mỹ da đen lệ thuộc vào hành động ăn năn, hối cải của người da trắng (về những việc họ phạm phải trong quá khứ). Một quan điểm rất phổ biến cho rằng nền công lý Mỹ thiên vị người da trắng và chỉ để trừng phạt người da đen. Những người theo quan điểm này trích dẫn những dữ liệu về tội phạm để làm cơ sở cho lí luận của họ.
Nhưng sự thật thì không đơn giản như thế.
Nghiên cứu khoa học xã hội cố gắng tìm câu trả lời có phải hệ thống tư pháp gây bất công cho người da đen, và một cách ngắn gọn: kết luận của rất rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống công lí Mỹ không có tính kì thị chủng tộc. Hai trăm năm trước đây thì có thể có, nhưng ngày nay thì không có chuyện kì thị chủng tộc trong hệ thống tư pháp Hoa Kì.
Một nghiên cứu (năm 1993) về mối liên quan giữa chủng tộc và mức độ hoặc hình phạt đối với các tội phạm về ma tuý, và tác giả không tìm ra bất cứ mối liên quan nào. Số lượng thuốc bán ra, tiền sử tội phạm, tội phạm có vũ khí hay không, và các đặc điểm khác về tội phạm giải thích tất cả những khác biệt về hình phạt giữa người da đen và da trắng. Chủng tộc không có ảnh hưởng đến mức độ phạt.
Có sự kì thị về án tử hình giữa nguời da đen và da trắng? Năm 1994, Giáo sư Stanley Rothman và Stephen Powers điểm qua các chứng cớ nghiên cứu khoa học xuất bản sau 1972 và họ đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt về án tử hình giữa phạm nhân da đen và da trắng. Tính từ 1976 đến 1993, có 2716 người đang chờ tử hình, 36% trong số này là người da đen; và trong số 226 người bị tử hình, 38% là người da đen.
Thập niên 1980s là thời gian những người da đen cho rằng chiến dịch chống lại vấn nạn ma tuý làm cho người da đen dễ bị … cầm tù. Nhưng số liệu thực tế cho thấy một bức tranh khác: năm 1980, gần 47% tù nhân trong các nhà tù tiểu bang là người da đen, và 34% tù nhân trong các nhà tù liên bang là người da đen. Mười năm sau (1990), người da đen chiếm 49% dân số tù tiểu bang và 31% dân số tù liên bang. Thời gian bị giam trung bình ở người da đen là 25 tháng, so với 24 tháng ở người da trắng – không có sự khác biệt đáng kể.
Tương tự, một nghiên cứu của RAND năm 1991 về cướp của và ăn trộm trên 14 thành phố lớn của Mỹ cũng không tìm ra bất cứ mối liên quan nào giữa chủng tộc và mức độ phạt. Năm 1995, nhà thống kê học Patrick Langan phân tích dữ liệu của 42,500 bị cáo thuộc 75 quận hạt lớn của nước Mỹ , và ông cũng không tìm thấy mối liên quan nào giữa chủng tộc (da đen) và mức độ phạt. Người da đen cũng như người da trắng có cùng hình phạt và mức độ phạt (“no evidence that, in the places where blacks in the United States have most of their contacts with the justice system, that system treats them more harshly than whites.”) Một nghiên cứu tổng quan mới đây cũng đi đến kết luận rằng không có sự kì thị, hệ thống tư pháp áp dụng bình đẳng cho người da đen cũng như người da trắng .
Tuy nhiên, người da đen ngày nay có nhiều cơ hội hơn thế hệ cha anh của họ trước đây. Kỳ thị chủng tộc ở Mỹ là một hành vi phi pháp và chính phủ Mỹ đã tạo mọi điều kiện cũng như ưu tiên cho người da đen. Mỹ đã có tổng thống người da đen. Còn số bộ trưởng, quan chức cao cấp, tướng lãnh gốc da đen thì nhiều không thể kể hết.
Có lẽ thay vì đổ thừa người da trắng và công lý Mỹ , có lẽ cộng đồng người da đen nên nhìn lại mình. Tại sao đã hơn 100 năm với những cơ chế pháp lí và điều kiện kinh tế - xã hội ưu tiên, mà khoảng cách giữa người da đen và da trắng vẫn còn quá xa? Chính Martin Luther King từng khuyên người da đen nên tỏ ra có trách nhiệm xã hội (ông nói "we’ve got to do something about our moral standards. We know that there are many things wrong in the white world, but there are many things wrong in the black world too.") King kết luận rằng người da đen không nên cứ đổ thừa cho người da trắng [về những thất bại của họ] ("We can’t keep on blaming the white man. There are things we must do for ourselves").
______________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét