Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

NẾU MUỐN TRÁNH ĐI VÀO VẾT XE ĐỔ CỦA LỊCH SỬ BÀI HỌC LÀ KHÔNG THỂ THỎA HIỆP VỚI CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI, PHẢI GIÁM SÁT CHẶT CHẼ QUYỀN LỰC.

Đây là nguyên nhân chính khiến mình có một loạt các bài viết chỉ trích và làm sáng tỏ các chế độ độc tài trong quá khứ của đất nước Việt Nam.Sự thật cần phải làm rõ một cách trung thực để rút ra bài học cho tương lai. Chỉ có sự thật mới có thể giải phóng con người. Bao che và giấu giếm sự thật về các chế độ độc tài sẽ làm người dân tin rằng chỉ có các cá nhân kiệt xuất mới có thể lãnh đạo được đất nước và phó mặc vận mệnh dân tộc cho những cá nhân hoặc một đảng phái nào đó.
Thật là buồn cười nhất khi hơn một nửa thế kỷ trôi qua với cách mạng internet, một số không nhỏ trí thức vẫn còn giữ quan điểm : độc tài thì đâu có sao miễn là lãnh đạo được đất nước. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Bởi độc tài đi liền với sự tước đoạt tự do mà tự do chính là những quyền tự nhiên của con người. Tự do chính là không khí để thở. Một con người không chỉ cần ăn để sống mà còn cần không khí để thở. Do đó một chế độ độc tài dù có đem đến một cuộc sống vật chất tốt đẹp đến đâu( điều này chỉ giả sử) nhưng nếu không cho người dân không khí để thở thì chế độ độc tài đó vẫn xứng đáng bị lên án và bị đánh đổ. Thần tượng độc tài là một trong những điều ngu xuẩn nhất của nhân loại. Khi thần tượng những kẻ đã tước đoạt tự do của chính mình.
Bài học của các nước Ả Rập , Bắc Phi ,của Myanma vẫn còn nóng hổi khi các quốc gia này đang quay lại độc tài. Điều này chứng tỏ điều gì?
Một cá nhân dù là biểu tượng của nhân quyền, của lý tưởng dân chủ, dù được ngưỡng mộ biết bao nhiêu trên thế giới vẫn không đáng tin khi giao cho họ quyền lực mà không giám sát.
Chỉ có các thiết chế giám sát quyền lực mới đáng tin nhất. Con người còn có thể biết nói dối nhưng các thiết chế không hề biết nói dối.
Đại học Oxford, nơi bà Aung San Suu Kyi từng là sinh viên, đã gỡ bỏ bức chân dung của bà khỏi một trường (college), theo sau chỉ trích quốc tế về vai trò của bà trong khủng hoảng nhân đạo ở Myanmar.
Bạo lực tại Myanmar đã khiến hơn 400 nghìn người Hồi giáo Rohingya vượt biên sang quốc gia láng giềng Bangladesh.
Malala Yousafzai, thiếu nữ từng lãnh giải Nobel Hòa Bình, cùng các quốc gia đông dân Hồi Giáo ở Á Châu đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Miến Điện và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, về tình cảnh bi đát của người thiểu số Hồi Giáo Rohingya đang bị xua đuổi ra khỏi Miến Điện.
Gần 10,000 người Rohingya đã tràn vào Bangladesh trong 10 ngày qua, sau khi chiến sự gia tăng giữa các chiến binh Rohingya và quân đội Miến Điện tại tỉnh Rakhine ở miền tây, nơi đang có bị tàn phá bởi xung đột.
Bà Suu Kyi, cựu tù chính trị của chính phủ quân đội Miến Điện, đã bị chỉ trích mỗi lúc một nhiều, vì dư luận bên ngoài Miến Điện đã thất vọng rằng bà không lên tiếng chống lại cách thức đối xử với người Rohingya, hoặc trừng phạt quân đội.
"Bài học lớn nhất cho phong trào dân chủ tại Việt Nam từ vụ khủng hoảng Rohingya là "nếu không có sự giám sát, một thủ lĩnh sẽ phản bội lý tưởng và bị tha hóa".
"Bà Suu Kyi đã từng là thần tượng của những người đấu tranh ở các nước, trong đó có tôi. Bà từng rao giảng, truyền cảm hứng về tự do, dân chủ cho những người khác đứng lên đấu tranh giống bà."
"Thế nhưng đến khi đứng trước lựa chọn chính trị, bà đã chọn chính trị thay vì giá trị phổ quát về nhân quyền và có hành động đi ngược lại những giá trị nhân quyền."
Có gì đảm bảo rằng những người cổ súy cho nhân quyền, dân chủ đến khi nắm quyền sẽ không tha hóa, phản bội lý tưởng của họ? Một người từng đoạt giải Nobel Hòa bình như bà Suu Kyi mà còn vậy thì khả năng phản bội lý tưởng ở những nơi khác rất có thể xảy ra."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét