Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

TÂM LÝ NGƯỜI VIỆT KHI ĐÁNH GIÁ MỘT LÃNH ĐẠO QUỐC GIA.

Khi đánh giá một vị vua hay một tổng thống người Việt chúng ta thường không công bằng do ảnh hưởng bởi tâm thức "nô lệ của quyền lực". Do đó nảy sinh các trường hợp sau : - Các ông vua khai sáng ra một triều đại mới bao giờ cũng được đánh giá cao hơn các ông vua củng cố vững chắc triều đại đó. - Các biểu tượng của chiến tranh bao giờ cũng được đánh giá cao hơn các biểu tượng của hòa bình.Bằng chứng là trên khắp cả nước đều dựng tượng các nhân vật lịch sử có dính dáng đến chiến tranh.Những vị vua có công xây dựng đất nước đều lặn mất tăm.Đó là đặc điểm của một dân tộc hiếu chiến. Đối với các lãnh đạo quốc gia hiện đại người Việt cũng ít căn cứ trên hai khái niệm "độc tài" và "dân chủ " để đánh giá. - Thứ nhất đó là về truyền thông : Các lãnh tụ quốc gia được truyền thông một chiều ca ngợi tất nhiên phải có công lao hơn hẳn những người bị giám sát bởi truyền thông hai chiều. Cứ ca hoài mà không chê thì với tâm thức đánh giá con người qua truyền thông một tên sát nhân cũng thành Thánh, một gã háo danh,bất tài cũng biến thành một cha già dân tộc giản dị,có 29 ngoại ngữ. Trong khi đó các lãnh đạo quốc gia cho phép báo chí chê mình,nói xấu mình mà không bắt nhốt thì người dân không hề thấy sự ưu việt của thể chế trong đó.Điều họ thấy chỉ là cái xấu của vị lãnh đạo quốc gia đó.Vì vậy tài năng ,đạo đức của các tổng thống dân chủ thường kém lung linh hơn. - Thứ hai là về thể chế : Các lãnh đạo quốc gia chuyên quyền thường được đánh giá cao hơn. Khi chuyên quyền,lấn át quyền lực của dân,tức quốc hội họ mới có thể đưa ra các quyết định đột phá.Trong các quyết định này có cả sai cả đúng.Nhưng với việc không có tự do báo chí thì thông tin đến với người dân chỉ là ca ngợi cái đúng của vị lãnh đạo đó. Thành ra các vị tổng thống độc tài bao giờ cũng được dân ngưỡng mộ hơn. Đối với tôi một nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa được tôn trọng thì đó phải là một nguyên thủ đứng dưới dân,tức dưới hiến pháp,chấp nhận để cho dân chửi mà không dùng quyền lực để tước bỏ tự do của họ.Hình như trong lịch sử Việt Nam mới chỉ có một người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét