Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
VỚI CHÍNH TRỊ MỸ VIỆC ĐẢNG CỘNG HÒA CHIẾM ĐA SỐ TẠI HAI VIỆN KHÔNG HẲN ĐÃ LÀ MỘT LỢI THẾ ĐỐI VỚI MỘT TỔNG THỐNG CÙNG ĐẢNG ĐÓ.
Nhiều người Việt tại Mỹ chưa gì đã bi quan muốn chuyển sang nước khác ở vì nghĩ Trump sẽ độc tài khi cả ba ngành hành pháp ,lập pháp và tư pháp đều ở về phía ông ta. Đó là vì họ chưa hiểu cơ cấu chính trị Hoa Kỳ.
Không giống các quốc gia khác, cơ cấu tổ chức của các đảng chính trị tại Mỹ rất lỏng lẻo. Đối với hai đảng chính, không có thiết chế nào ở cấp quốc gia có chức năng kiểm soát số đảng viên, các hoạt động của đảng, hoặc quan điểm chính trị, mặc dù ở cấp tiểu bang có một số cơ quan đảm nhiệm công việc này. Như vậy, khi một người Mỹ nói rằng anh ta là đảng viên Dân chủ hay Cộng hoà, điều này có ý nghĩa khác với việc một người Anh tự nhận mình thuộc đảng Lao động hoặc Bảo thủ.
Tại các tiểu bang, một cử tri có thể đăng ký là thành viên đảng này hay đảng kia, hoặc bầu cho đảng này hay đảng kia trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng sự tham gia ấy không hề hạn chế sự chọn lựa của người ấy; cũng không dành cho người ấy bất cứ đặc quyền hoặc nghĩa vụ nào liên quan đến đảng phái. Hôm nay người ấy có thể chọn đến dự một buổi hội họp của uỷ ban địa phương của một đảng, ngày mai lại đến dự họp tại một đảng khác.
Một cơ cấu giống như dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush lại xuất hiện ở Quốc hội Mỹ. Đó là đảng Cộng hòa chiếm đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Trong khi Tổng thống cũng là người của đảng này. Nhưng đây chưa phải là lợi thế với người đứng đầu Nhà Trắng. Giáo sư Jim Butterfield, ngành Khoa học Chính trị, Đại học Tây Michigan nhận định trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Đài TNVN.
Sự đối đầu của các nghị sĩ và đại diện hành pháp của cùng một đảng là từng có nhưng không phải là phổ biến. Hai năm đầu nhiệm kỳ của Obama, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Quốc hội. Họ đã phối hợp với nhau khá tốt. Nhưng trong nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống Jimmy Carter giai đoạn cuối 1970, Quốc hội và Tổng thống rất khó làm việc với nhau.
Ông Carter đã dùng quyền phủ quyết của Tổng thống để bác bỏ nhiều dự luật do Quốc hội thông qua. Ngược lại, Quốc hội cũng nhiều lần gạt sang bên các quyết định phủ quyết của Nhà Trắng bằng đa số.
Vì thế chẳng có gì đảm bảo Quốc hội với đa số và Tổng thống của cùng một đảng sẽ luôn hợp tác với nhau. Họ sẽ cùng quan điểm trong nhiều vấn đề như hủy bỏ chính sách y tế mà ông Obama thông qua vài năm trước, hoặc vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy vậy, cũng sẽ có những vấn đề họ có khác biệt, thậm chí có thể xảy ra va chạm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét