Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

NGƯỜI VIỆT VẪN CHƯA HIỂU LẮM VỀ CHÍNH TRỊ.

Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975 có bốn giai đoạn.
- Giai đoạn thứ nhất : Từ 1954-1955 : thuộc chính phủ "Quốc gia Việt Nam".
- Giai đoạn thứ hai : Từ 1955- 1963 : thuộc đệ nhất cộng hoà.
- Giai đoạn thứ ba : Từ 1963-1967 : giai đoạn chuyển tiếp của "Hội đồng quân nhân cách mạng".
- Giai đoạn thứ tư : Từ 1967-1975 : thuộc đệ nhị cộng hoà.
Cộng hoà là gì ?
Đó là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay nước đó.
Theo định nghĩa này thì khái niệm đệ nhất cộng hòa được dùng trong giai đoạn thứ hai không đúng. Bởi theo hiến pháp 1956 thì nhân dân chẳng có quyền gì mà quyền đều tập trung trong tay tổng thống. Và giai đoạn này nói một cách khách quan Nam Việt Nam đang ở thể chế chính trị "quân chủ chuyên chế".
Tuy nhiên do cách gọi sai lầm "đệ nhất" và "đệ nhị VNCH" nên rất nhiều người Việt vẫn hiểu lầm hai thể chế chính trị ở hai thời kỳ này là một.
Thực chất chúng khác nhau vế bản chất. Một bên là chế độ một đảng, không tam quyền phân lập và không tư pháp độc lập. Một bên là đa đảng có đối lập, tam quyền phân lập và có tư pháp độc lập. Một bên chỉ là trưng cầu dân ý giả tạo và một bên có bầu cử thật sự.
Sự khác nhau căn bản đó là một thể chế chính trị độc tài và một thể chế dân chủ.
Một bên quyền hành nằm trong tay một cá nhân, gia đình và một bên quyền hành ở trong tay toàn dân thông qua người đại diện.
Nhưng cho đến bây giờ người Việt vẫn tưởng hai ông tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu giống nhau về bản chất.
Thực sự ông Ngô Đình Diệm là vua, ngự trên đầu dân, cai trị dân. Trong khi đó ông Nguyễn Văn Thiệu là đầy tớ của dân, được dân bầu từ 11 liên danh và có thể bị luận tội truất phế bởi hai viện nếu tham nhũng và bán nước. Nếu không có biến cố 30/4/1975 thì theo hiến pháp ông Thiệu sẽ hết nhiệm kỳ cuối năm 1975 và không thể tái cử. Có thể đảng đối lập sẽ chiến thắng ở lần bầu cử năm 1975 tùy vào lá phiếu của dân miền Nam.
Do không hiểu về thể chế chính trị nên nhiều người nghĩ tôi thành kiến với ông Diệm ,bênh ông Thiệu. Thật ra vấn đề nằm ở chỗ "đàn áp đối lập".
Ví dụ dễ hiểu là khi chế độ muốn phạt lái xe uống rượu bằng cách thu bằng lái và bỏ tù thì vấn đề đặt ra là nếu công an nhận hối lộ để bao che hoặc không phạt người vi phạm thì sao ? Lúc đó phải có một cơ quan là "sở liêm chính" để giám sát công an và toàn bộ cơ quan hành pháp của chính quyền. Nhưng nếu cơ quan này cũng bắt tay ăn chia với công an hoặc chính quyền thì sao ? Lúc đó yếu tố quan trọng là trong toàn bộ ba ngành hành pháp , lâp pháp, tư pháp phải có người của đảng đối lập. Chính vì không cùng một đảng và cạnh tranh với nhau để nắm quyền qua bầu cử nên họ mới không ăn cánh với nhau được.
Như vậy đối lập chính là yếu tố sống còn để xã hôị có thể kiểm soát sự tha hóa và ngày càng cạnh tranh nhau để đưa đất nước tới văn minh hơn.
Trong khi đó chế độ ông Diệm cũng như chế độ cộng sản lại đàn áp đối lập.Nhưng đàn áp đối lập lại làm cho chế độ trở nên chuyên quyền khiến xã hội băng hoại.
Nhưng các chế độ độc tài không bao giờ để dân nhận ra điều này. Chúng dùng bọn bồi bút ca ngợi đạo đức, nhân cách của nhà độc tài để lừa dân. Và hình ảnh ông Diệm đươc vẽ, suy tôn giống y hệt ông Hồ Chí Minh.
Và khi tôi vạch ra cái thể chế chính trị này thì những người sùng bái ông Diệm sẽ không thích. Cách tốt nhất là họ vu cho tôi thành kiến ông Diệm để dễ dàng chụp mũ. Nhưng sự thật cái mà tôi thành kiến chính là sự đàn áp đối lập.
Tuy nhiên có nói trời thì họ cũng sẽ giả điếc không hiểu, bởi lẻ sự tôn thờ ,sùng bái nhân cách một ai đó đã ăn vào máu người Việt.Và cho đến bây giờ tôi nghĩ rất ít người có thể hiểu được tác hại của thể chế chính trị độc tài.
Không tin cứ hỏi người Mỹ cái họ kỵ nhất là gì? Cái mà hiến pháp Mỹ bảo vệ nhất là gì ? Đó là đối lập và cân bằng. Nếu có một đảng nào đó nắm quyền rồi đàn áp đảng bên kia bằng súng đạn và nhà tù thì chỉ trong vòng 100 năm nước Mỹ sẽ rơi xuống tận đáy thế giới và diệt chủng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét