Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

TƯ DUY ĐỘC TÀI VÀ NÔ LỆ.

Có một tư duy khá phổ biến trong lòng những người đấu tranh dân chủ đó là tư duy độc tài, độc đoán giống y như cộng sản.
Đó là nhiều người đưa câu nói nổi tiếng của nhà độc tài Park Chung Hee : " Tôi sẽ bắn bất cứ người nào lấy của công dù chỉ là một đồng". Họ cho rằng câu nói này tiêu biểu cho một nhà độc tài liêm khiết, chống tham nhũng. Đất nước cần có những nhà độc tài mạnh tay như vậy. Nhưng với tư duy logic của người Mỹ thì đây chỉ là một câu nói mị dân. Chỉ có các nước dân trí thấp mới tin câu nói đó.
- Thứ nhất : làm sao ông ta biết kẻ đó là tham nhũng khi không có một ngành tư pháp độc lập điều tra để chứng minh ? Như vậy cũng như cộng sản đối thủ chính trị nào chống đối ông ta tức thì ông ta vu cho là tham nhũng như Tập Cận Bình xử Giang Trạch Dân thì ai có thể kiểm chứng.
- Thứ hai : nhân dân nào trao cho ông quyền được bắn người khác khi ông chỉ là kẻ đảo chính, cướp quyền lực chứ dân không bầu ?
- Thứ ba : chỉ có một bồi thẩm đoàn trong một toà án độc lập của cơ chế chính trị đa đảng mới tuyên bố phán quyết một cách khách quan nhất. Và chỉ có họ mới có quyền bắn một người nào đó chứ không phải người đứng đầu hành pháp.
Tương tự nhiều người cho rằng trong thời buổi giao thời cần phải độc tài, độc đoán mạnh tay tiêu diệt cộng sản như thời ông Ngô Đình Diệm. Điều này các nhà chính trị Mỹ và các nhân sĩ trí thức miền Nam đã chỉ ra là sai lầm nghiêm trọng.
- Thứ nhất chế độ cộng sản đã nhân danh ta là luật ,luật là ta để tiến hành xử tử 170.000 người trong cải cách ruộng đất. Nêú chế độ NDD cho rằng mình cũng phải mạnh tay như thế thì đâu có khác gì cộng sản?
- Thứ hai ai có thể cho rằng những người chống nhà cầm quyền là cộng sản khi họ không có một toà án độc lập để phán quyết? Nếu người đó thuộc Cao Đài ,Hoà Hảo, Phật Giáo, Đại Việt... thì cách tốt nhất là vu cho họ là cộng sản để cầm tù và tiêu diệt ?
- Thứ ba những người theo Việt Minh chống Pháp không có tội . Họ cũng muốn trở về chính nghĩa quốc gia của Bảo Đại nhưng đã bị một kẻ độc tài cướp ngôi , vu cho họ là cộng sản thì có hợp lý không? Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhân dân miến Nam ngả về phía cộng sản dù họ không muốn. Điều đó chỉ làm cho cộng sản mạnh thêm ,bởi con người khác con vật không cam chiụ. Khi một người thân trong gia đình bị chính quyền xử oan thì các thành viên còn lại do thù oán sẽ theo về phe đối nghịch để chống lại. Nếu hành trình này tiếp diễn sẽ tạo ra một xã hội oan oan tương báo không dứt và là một xã hội vô chính phủ.
- Thứ tư : Phải đặt câu hỏi là ai trao cho anh quyền lực một cách chính danh để anh có thể xử tội người khác ? Kế thừa quyền lực ? Không có. Nhân dân trao quyền qua bầu cử? Không có. Vậy thì với tư cách gì anh có thể vác luật đi xử người khác. Lúc đó ai chống anh, ai bị anh ghét anh đều cho đó là cộng sản để xử tội. Anh hành xử như một ông vua nhưng rất tiếc anh không phải là vua mà chỉ là kẻ cướp ngôi.
Khi anh không có tính chính danh nhưng anh lại lạm quyền, xem mình nhân danh luật pháp để hành động tàn bạo, độc tài độc đoán thì kết quả là anh phải nhận lại một phản lực. Đó là nhân quả. Anh bị đối lập đảo chính ,ám sát khỏi quyền lực bởi không ai trao cho anh quyền lực nhưng anh lại lạm dụng nó.
Kết luận : trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải cần có luật pháp. Luật pháp phải có sự can thiệp của phe nắm quyền và phe đối lập mới công bằng. Như vậy oan sai mới không xảy ra.
Chính quyền đệ nhị VNCH sử dụng luật pháp để chống cộng sản là đi đúng hướng. Họ thất bại không phải do quá "hiền" với cộng sản mà do dân miền Nam "chết thế" cho cộng sản nên người Mỹ phải cắt viện trợ ,rút lui. Nhưng suy cho cùng dân miến Nam chết thế là do đệ nhất VNCH đã đàn áp đối lập, đàn áp nhân quyền khiến dân nông thôn dễ dàng mắc phải tuyên truyền của cộng sản. Nếu ngay từ đầu họ mở rộng chính phủ đa thành phần, dùng luật pháp nghiêm minh khách quan để chống cộng thì dân miền Nam không bất mãn, ngả về phía cộng sản khiến người Mỹ chán nãn lui binh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét