Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

NGÀY XUÂN NÓI VỀ PHONG TỤC TẶNG QUÀ TẾT.

Tặng quà trong các dịp lễ ,tết,sinh nhật là một phong tục có từ lâu đời không chỉ riêng người Việt mà còn là của hầu hết các dân tộc trên thế giới.Thế nhưng càng ngày đối với một nền văn hóa tham nhũng nó càng bị biến tướng dưới nhiều hình thức và mất dần đi ý nghĩa tốt đẹp của nó. Đối với Việt Nam hiện tại không phải ngẫu nhiên mà chính phủ mở ba đường dây nóng để phản ánh việc nhận quà tham nhũng.Một việc làm hình thức "lấy vải thưa che mắt thánh".Bởi bây giờ ở Việt Nam bước vào một ngôi nhà nào đó ngày mồng một Tết,bạn chỉ cần nhìn sơ trên bàn thờ gia tiên của họ là có thể biết họ đang nắm giữ một vị trí như thế nào trong chính quyền hiện tại.Đủ các thứ rượu,bánh mứt hàng ngoại đắt tiền,chưa kể những phong bì dày cộp hàng trăm triệu đồng lì xì mới cứng đựoc lấy từ ngân hàng theo cách "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" được "bỏ quên" một cách có chủ ý từ chiều ba mươi Tết. Những món quà này là tiền đề ,hậu quả của một xã hội bất chấp pháp trị,đạo lý vào các ngày còn lại trong năm.Mối quan hệ thân tình hay không thân tình được các bà vợ của các "sếp" lớn bóc ra ,kiểm và ghi lại từ trước Tết.Sau đó là cứ thế mà tính theo cách "tiền nào của đó". Thế nhưng lỗi không phải phong tục,lỗi cũng không phải tại cái thằng "TẾT" mà lỗi từ thể chế xã hội và ý thức con người.Ta hãy xem phong tục tặng quà ở các nước? Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Nhật Bản. Người Nhật coi trọng các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau và giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật. Các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh nhưng cần phải được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt. Người Nhật rất coi trọng hình thức cũng như nghi thức trao quà vì đây là cả một nghệ thuật giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, với nhiều lớp giấy và vải bọc, cuối cùng được thắt bằng một sợi dây lụa. Ở Pháp bạn bè thân quen đến thăm nhau ngày Tết, thường mang tặng cho nhau những thanh củi lớn, tượng trưng cho sự ấm cúng, hạnh phúc của năm mới .Ở Hungari con cháu sẽ kính cẩn tặng ông bà, cha mẹ những cuốn sách quý mới xuất bản trong năm, hoặc những đôi tất ấm và khăn quàng mùa đông để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của mình. - Ở Scotlen trong đêm giao thừa và ngày mồng một Tết, tất cả mọi gia đình đều mở rộng cửa để đón khách đến chúc Tết. Bạn có thể ghé vào bất cứ nhà nào cũng được tiếp đãi nhiệt tình và mời ăn uống no say, Thay vì tặng quà Tết, bạn hãy nhớ mang theo một hòn than đá ném vào lò sưởi của gia đình chủ với lời chúc: "Mong rằng ngọn lửa trong nhà này sẽ cháy mãi không bao giờ tắt", câu nói này có nghĩa là bạn đã chúc cho cả nhà gia chủ một năm mới đầm ấm và hạnh phúc... Tại Mỹ món quà giáng sinh nhiều khi đơn thuần chỉ là một tấm gift card mà người mua đã trả tiền trước ở các tiệm Nails theo giá của một bộ móng tay Full set hay làm chân Pedicure,và người nhận chỉ có việc đến tiệm ấy để hoàn thành món quà tâm nguyện của người cho. Dưới chính thể VNCH,không loại trừ một số tướng tá và viên chức chính quyền tham nhũng gây tiếng xấu cho một thể chế dân chủ đang ở giai đoạn tất yếu của một nền dân chủ khiếm khuyết.Nhưng phải thừa nhận là đa số các sĩ quan quân đội và công nhân viên chức đều nhận được đồng lương đủ sống,nên không cần tham nhũng.Theo như mình còn nhớ thì ba mình có lương đại úy 100.000 $,má mình giáo viên là 30.000 $ ,tổng cộng tương đương khoảng 4 lượng vàng nên sống khỏe cho một gia đình 7 người. Sáng nay mồng một Tết "ông già" đến thăm và kể một chuyện xưa khiến mình suy nghĩ.Năm 1972 ,đơn vị đóng quân ở Ái Tử ,Quảng Trị,tết năm đó hai ông thượng sĩ đến thăm và chúc tết đại đội trưởng đồng thời thay mặt lính tặng một món quà tết.Ông già mở ngay lập tức và thấy trong đó là hai chai rượu ngoại.Ổng hỏi ngay"Các anh lương lính làm gì có tiền mà bày đặt mua rượu?" Ông thượng sĩ gãi tai:" Đây chỉ là tấm lòng của anh em trong đơn vị".Ông già suy nghĩ một lúc rồi phán"Bây giờ lỡ rồi nhưng lần sau không được làm như vậy nữa.Tối nay tập họp anh em lại,tôi sẽ xuống đơn vị".Tưởng ổng xuống làm gì ai dè ổng bắt lấy một cái thau đổ cả hai chai rượu vào đó cộng thêm mấy lít nước lạnh.Thế là mấy ông cả sĩ quan và lính mỗi ông một cốc rượu pha nước lạnh vào bụng theo cách" tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" (Nguyễn Trãi)cho chừa cái tật"không có tiền bày đặt làm sang". Do vậy tặng quà không nhất thiết là giá trị món quà mà cốt ở tấm lòng.Đạo lý dân tộc theo truyền thống tạ ơn hay "ăn quả nhớ người trồng cây" là một đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của ông cha ta.Thế nhưng đạo lý ấy đang bị thể chế chính trị độc tài,tham nhũng làm cho mất hết ý nghĩa.Nhiều người ngán ngẫm với ba ngày Tết cũng vì điều này.Chỉ có điều họ lại chém đầu không đúng tội phạm.Thay vì chém đầu cái thằng hủy hoại Tết họ lại đem chém cái đứa chẳng làm gì nên tội. Đất nước cần thay đổi từ những nhận thức tưởng chừng như nhỏ nhặt.Nhưng có lẻ để hiểu đúng,hiểu rõ từng phong tục tập quán cũng cần một khoảng thời gian dài,chưa nói gì đến chuyện cao xa.Than ôi Cụ Tản Đà không chỉ có một câu mà ai cũng biết,cụ còn có câu này nghĩ thật thấm thía: Dân hai nhăm triệu ai người lớn ? Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét