Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

BÁC SĨ SẼ BỊ BIẾN THÀNH ĐAO PHỦ, ĐIỀU CHỈ CÓ Ở LUẬT RỪNG VIỆT NAM.

Cho phép hay không cho phép tử tù hiến tạng là một vấn đề thường xuyên vấp phải nhiều tranh cãi về mặt đạo đức y học lẫn về yếu tố pháp luật. Về góc độ nhân đạo, hiến tạng thật sự không khác gì một phép màu, cứu sống những bệnh nhân đang lâm vào tình trạng hiểm nghèo. Những ý kiến ủng hộ hoạt động này cho rằng nhà quản lý nên chú tâm hơn đến sinh mạng của những bệnh nhân chờ được ghép tạng đang đứng bên bờ vực của cái chết.
Tuy nhiên, việc lấy tạng từ một người tử tù lại làm nảy sinh những rắc rối khó tìm ra được lời giải thuyết phục. Trên tờ The New York Times, Lawrence O.Gostin, Giám đốc Viện Luật y tế Quốc gia và Quốc tế O’Neill (Mỹ), bày tỏ lo ngại về tỉ lệ nhiễm các bệnh truyền nhiễm rất cao trong nhóm đối tượng tù nhân và cho rằng đây là nguồn hiến tạng không an toàn.
Có ý kiến cũng lo ngại việc cho phép tử tù hiến tạng có thể mở ra những rủi ro có sự thao túng bởi những động cơ bất chính để ép buộc tù nhân đồng ý hiến tạng, sau đó đưa vào thị trường chợ đen.
Còn theo một tranh luận trên tờ The Guardian vào năm 2013, vai trò của người bác sĩ thực hiện việc lấy tạng của tử tù có thể đi ngược lại các ranh giới đạo đức nghề nghiệp. Bài báo đặt vấn đề rằng việc tử hình tù nhân trước khi lấy tạng có nhiều khả năng làm hỏng các bộ phận cơ thể mà tù nhân mong muốn được hiến.
Vì thế, người bác sĩ sẽ có lúc rơi vào tình trạng phải lấy tạng trước khi án tử hình được thực thi, hay thậm chí quá trình phẫu thuật lấy tạng cũng chính là một phần của án tử (đặt trường hợp tử tù muốn hiến một bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sự sống như trái tim). Thực hiện một ca phẫu thuật như thế này có thể khiến người bác sĩ đi ngược lại những tiêu chuẩn đạo lý của ngành y, biến họ từ người chữa bệnh thành một “đao phủ” bất đắc dĩ.
Báo Việt Nam đưa tin :
"Sau khi xem xét nhiều khía cạnh cũng như mục đích cao cả trước tình trạng thiếu nội tạng tại Việt Nam như hiện nay, Bộ Y tế đã đồng ý việc hiến tạng từ tử tù Nguyễn Hải Dương. Đồng thời xây dựng quy trình hiến tạng kết hợp thi hành án tử bằng phương thức tiêm thuốc độc theo quy định của Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12.
Theo quy trình Bộ Y tế đưa ra cho việc hiến tạng từ tử tù. Việc phẫu thuật lấy nội tạng của Nguyễn Hải Dương sẽ do đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tiến hành.
Sau khi trải qua đầy đủ các bước tuyên án, tử tù sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật biệt lập, thay thế cho phòng tiêm thuốc độc với sự giám sát an ninh chặt chẽ từ cơ quan thi hành án, tòa án, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cùng những bộ phận có nhiệm vụ liên quan đến quá trình phẫu thuật cũng như thi hành án tử.
Khi được đưa vào phòng phẫu thuật, tử tù Nguyễn Hải Dương sẽ được tiêm thuốc gây mê để đảm bảo não vẫn hoạt động. Sau đó đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật các bộ phận có thể hiến tặng: các nội tạng bao gồm thận, tim, phổ, gan và tuyến tụy; Các mô bao gồm van tim, mô xương, mắt và các mô tuyến tụy.
Sau khi đội ngũ bác sĩ hoàn thành việc lấy nội tạng từ cơ thể của tử tù, đội thi hành án tử hình sẽ thay thế để thực hiện quá trình tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Hải Dương."
Như vậy chính bác sĩ là kẻ thi hành án tử phạm nhân chứ không phải là lực lượng thực thi pháp luật.
Và với một cơ chế độc đảng, không có tam quyền phân lập như cộng sản hiện nay điều gì sẽ đảm bảo công minh nếu như một quan chức cao cấp nào đó của chính quyền cần nội tạng thì chỉ cần báo với tòa án tử hình một nghi phạm chưa đáng tội chết để được thu hoạch tim ,gan, thận cho mục đích cấy ghép vì thấy phù hợp. Điều mà thị trường buôn bán nội tạng Trung Quốc đang làm trên thân xác của các tử tù Pháp Luân Công.
Cũng như Cuba trước đây từng đưa các tử tù vào một phòng đặc biệt trước lúc ra pháp trường để rút hết máu đem bán, chính quyền cộng sản Việt Nam đã nổ phát súng đầu tiên trong việc thi hành án Nguyễn Hải Dương để đặt nền móng cho một thời kỳ lấy máu ,lấy nội tạng của người Việt để kinh doanh.
Một hành trình dã man, phi nhân tính như thời Trung cổ đã bắt đầu với dân Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét