Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

TỬ LỘ ĐÔI LÚC LẠI LÀ SINH LỘ.

Lịch sử chiến tranh phong kiến ngày xưa có lưu truyền một truyền thuyết kể rằng một vị quân sư nọ khi bị quân địch vây tứ phía, thay vì bó tay chịu chết liền cho quân rút về một địa thế mà hai bên là vách núi dựng đứng phía sau là một vực thẳm không còn đường lùi.
Trước tình thế này quân nhà hết đường chạy trốn. Lúc này vị quân sư mới kêu gọi ba quân hãy nhắm thẳng kẻ địch để tiến lên, chiến đấu bằng mọi giá để giữ lấy mạng sống. Binh sĩ bỗng dưng như được tiếp thêm sức mạnh gấp 5, 10 lần lúc bình thường. Tất cả ào ạt xông lên như thác lũ 1 có thể địch 10 người khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía. Không ai ngờ là một đạo quân chỉ vài ngàn người có thể xuyên qua vòng vây của một đại quân hàng vạn người để mở một đường máu thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù. Đấy là vì vị quân sư đã biết đến sức mạnh của con người khi bị dồn vào bước đường cùng. Chỉ có tử lộ là đường sinh lộ duy nhất dù phải trả giá.
Trong một trận hỏa hoạn khi ba phía bị bao vây bởi biển lửa, con người thường chạy về phía không có lửa. Nhưng đó không phải là cửa thoát hiểm. Chỉ những người dám lao đầu vào những nơi lửa cháy to nhất thì mới hy vọng thoát qua khỏi biển lửa và cứu lấy mạng mình.
Đối với một dân tộc bị bao vây bởi một chế độ độc tài thì đi về phía nhà tù của chế độ này mới là con đường sống của họ. Một vài người đi về phía đó thì không tạo ra được hiệu ứng gì nhưng khi cả hàng triệu người không ngại cái nhà tù này để lao về phía chúng thì chế độ sẽ vỡ tan ra từng mảnh.
Bởi lẻ không một nhà tù nào có thể giam giữ cả một dân tộc. Nhà tù chỉ có tác dụng khi có người còn e sợ nó. Nhà tù mất tác dụng khi con người coi nó là trường học.
Đáng tiếc là rất nhiều người sống trong chế độ độc tài không hiểu được chân lý hiển nhiên này . Vì vậy cộng sản vẫn dùng nhà tù để nhốt ý chí cầu sanh của cả một dân tộc buộc họ phải đi đến bờ vực của sự diệt chủng, buộc họ phải giẫm đạp lên nhau để mưu cầu sự sống. Trong khi chỉ cần tạo ra một sự cộng hưởng chỉ bằng 1/20 tổng dân số họ cũng đã đủ sức để cứu lấy mình.
Một dân tộc rả rời như đám cát khô lả tả giữa sa mạc tất nhiên làm sao hiểu được chân lý này. Thế mới nói chỉ khi nào cái chết cận kề họ mới hiểu thế nào là tử lộ đôi lúc cũng lại chính là sinh lộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét