Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

THÂM Ý ĐẰNG SAU BÀI DIỄN VĂN CỦA DONALD TRUMP VỀ HAI BÀ TRƯNG.

Khi tổng thống Mỹ đí công du đến một vùng đất nào đó, những người viết diễn văn cho tổng thống thường đặt hàng những người gốc vùng đất đó hiện đang sống trên đất Mỹ viết về văn hóa của đất nước mình. Sau đó bộ phận chấp bút này sẽ chọn lấy những chi tiết đắt giá nhất để đưa vào bài diễn văn của tổng thống. Một số người gốc Việt đã tham mưu cho Obama đưa bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt vào bài diễn văn gây xúc động lòng người khi Obama đọc tại Việt Nam năm 2016. Và lần này đến lượt Trump thâm ý của người viết cao hơn thế nhiều.
Tại sao người viết diễn văn cho tổng thống Donald Trump lại lấy ví dụ về Hai Bà Trưng mà không lấy ví dụ nào khác? Trong khi lịch sử 2000 năm sau Công Nguyên là lịch sử chống Tàu.
Chống xâm lược Trung Quốc không chỉ có thời Bà Trưng mà còn thời Bà Triệu Thị Trinh, thời Ngô Quyền, thời Lý Thường Kiệt và rất nhiều sau này.
Thâm ý của Trump ở đây chính là thời kỳ Hai Bà Trưng giống với thời kỳ hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam . Đó là thời kỳ Tô Định làm thái thú cho nhà Đông Hán không khác gì Nguyễn Phú Trọng làm thái thú cho nhà Hán của Tập Cận Bình hiện nay.
Từ khi nhà Triệu tiêu diệt An Dương vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, chế độ thống trị dừng lại ở cấp quận với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), cấp độ thống trị vẫn ở cấp quận; chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Các Lạc tướng, Lạc hầu, Bồ chính để duy trì quyền hành và sự thế tập bị bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị phương Bắc. Trong hàng ngũ các Lạc tướng có sự phân hóa giữa một bên là những người thực sự cộng tác với chính quyền nhà Hán, bên kia là những người chỉ thần phục bên ngoài.
Từ khi nhà Đông Hán thành lập, Hán Quang Vũ Đế tuy chưa dẹp xong các lực lượng cát cứ phương Bắc nhưng vẫn quan tâm tới miền Nam. Tích Quang, Nhâm Diên làm Thái thú Giao Chỉ và Thái thú Cửu Chân của nhà Hán, ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục, lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán, dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.
Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, ách thống trị của nhà Đông Hán càng nặng nề hơn với người Việt. Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn, thúc ép các Lạc tướng dữ hơn. Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối.
Cũng là nhà Hán, cũng là chính sách cai trị thái thú dùng tay sai người Việt trị người Việt ý đồ của Trump đã quá rõ ràng không thể rõ hơn.
Nhưng một số người lại đùa cợt cho rằng "Nếu Hai Bà Trưng xuất hiện ở thời này cũng bị bắt vì tội chống Formosa Trung Quốc".
Lập luận này sai hoàn toàn. Thời Hai Bà Trưng dân ta còn khốn khổ hơn khi bị bắt lên rừng tìm sản vật, đày xuống biển mò ngọc trai. Thân phận nô lệ còn bi thảm hơn.Và thái thú Tô Định không thể nhẹ tay hơn cộng sản Việt Nam trong việc bắt người.
Do vậy nói rằng Hai Bà Trưng sống lại ở thời đại này cũng sẽ bị bắt như Mẹ Nấm , như Trần Thị Nga là đánh giá quá cao CSVN và phủ nhận sự nổ lực của Hai Bà cũng như bào chữa cho sự bế tắc của phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay.
Và như thế đã phủ nhận tâm huyết của người viết diễn văn và tâm huyết của người đã quyết định đưa chi tiết này vào bài diễn văn. Người đó chính là ông Trump , kẻ quyết định cuối cùng.
Nhưng thật kỳ lạ cũng trong bài diễn văn này không ai chú ý đến câu nói của ông Trump về dân chủ và pháp trị :
"Chúng tôi tôn trọng nền pháp trị chứ không phải những lãnh đạo độc tài. Các nguyên tắc này bảo đảm ổn định và xây dựng an ninh, niềm tin phồn vinh và điều xảy ở các quốc gia là giống nhau."
Đây mới chính là mấu chốt của vấn đề. Bởi lẻ một xã hội nếu không có dân chủ và pháp trị thì chống xâm lược chỉ là thay thế ngoại xâm bằng nội xâm. Nhân dân thay vì làm nô lệ cho một thế lực ngoại bang lại làm nô lệ cho một đảng phái chính trị. Điều đó có khác gì nhau ?
Nhưng cũng giống như bài diễn văn của Obama, người Việt Nam chỉ chú ý tới phần chống Trung Quốc còn bỏ qua phần nói vể thể chế chính trị phải do người dân Việt Nam quyết định. Họ tảng lờ và giả điếc trước vấn đề này. Thậm chí còn suy tôn chế độ độc tài lên bằng cách ví von rằng ngay cả Hai Bà Trưng cũng không thể làm gì được CSVN.
Điều đó chứng tỏ người Việt Nam không hiểu gì về dân chủ ,pháp trị , bó tay trước các vị vua Đảng CSVN. Và họ chỉ bị kích thích tinh thần tự hào dân tộc khi nhắc đến truyền thống chống ngoại xâm.
Nhưng cũng ngay chính người Mỹ , kẻ đọc diễn văn vẫn bị biến thành "ngoại xâm" trước đây chưa lâu. Và bây giờ tuyên giáo Việt Nam vẫn nhắc lại điều đó mỗi năm vào ngày 30/4. Vậy thì một điều có thể kết luận là còn lâu người Việt Nam mới hiểu rõ kẻ thù của họ là ai? Là những tên thái thú hay nhà Đông Hán.
Có lẻ chính những tên thái thú như đảng CSVN mới là đối tượng mà bài diễn văn muốn nói tới. Tiếc thay chỉ có thể nói trắng ra thì người Việt mới hiểu .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét