Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

MỘT TƯƠNG LAI ẢM ĐẠM CỦA INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM.



Mạng xã hội sẽ không bao giờ bị cấm tại Việt Nam vì yêu cầu của các doanh nghiệp, yêu cầu của một nền kinh tế. Nhưng khả năng Facebook và google sẽ bị cấm ở Việt Nam là thật. Chính quyền cộng sản đang tung tin thăm dò dư luận bằng cách yêu cầu Facebook , google đặt máy chủ tại Việt nam thay vì Thái Lan để dễ bề kiểm soát an ninh mạng.
Thế nhưng điều cốt lõi trong vấn đề này là gì ? Đó là hậu quả của việc ký kết 15 văn kiện hợp tác toàn diện với Trung Quốc và cái mốc 2020 của Hội Nghị Thành Đô đang đến gần.Như vậy không phải là chính quyền Việt Nam muốn kiểm soát an ninh mạng mà thực chất là chính quyền Trung Quốc đang làm việc này .
Xét về internet ở Trung Quốc ta thấy như sau :
Thống kê của Tech In Asia vào năm 2014 cho thấy, người Trung Quốc nhắn tin bằng WeChat và Laiwang, dùng ứng dụng kết bạn riêng với tên gọi Momo thay thế cho Snapchat.
Thay thế Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng nhỏ lẻ khác cho từng nhóm người dùng.
Nhiều trang chia sẻ video nở rộ như Youku, PPTV, Sohu Video hay iQiyi, chiếu phim ảnh, chương trình truyền hình có bản quyền, và mỗi website đều có thế mạnh riêng. Youtube hay Hulu chưa có mặt tại đây.
Thay thế cho các dịch vụ Google, người dùng có Baidu là công cụ tìm kiếm, QQ thay thế Google Mail. Gần như mọi dịch vụ quốc tế đều có một phiên bản Trung Quốc do chính các công ty nội địa tạo ra.
Trong khi đó chính quyền Việt Nam kiểm duyệt việc truy cập Internet một cách sâu rộng, dùng nhiều biện pháp, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Công trình nghiên cứu OpenNet Initiative của Đại học Harvard, Đại học Toronto, Đại học Oxford và Đại học Cambridge đánh giá mức kiểm duyệt của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị là "sâu rộng" , trong khi tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê Việt Nam trong danh sách 10 nước "kẻ thù của Internet" trong năm 2011 và 12 nước năm 2012.
Phần lớn các website bị kiểm duyệt tại Việt Nam chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo mà có thể thách thức sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo nghiên cứu của OpenNet, các website bị chặn hầu hết có nội dung về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, các tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức phi chính phủ độc lập, nhân quyền, hay các đề tài tôn giáo. Một số mạng xã hội, như Facebook không truy cập được trong một vài tháng năm 2008. Chính quyền đã công khai phá sập một số website hay trang blog với nội dung "không phù hợp", trong khi một số website đối lập bị tin tặc tấn công. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã đưa ra nhiều trường hợp các nhà hoạt động Internet bị bắt bớ vì các hoạt động trên mạng.
Các nỗ lực kiểm duyệt Internet của chính quyền đã khiến tổ chức Phóng viên không biên giới liên tục đưa Việt Nam vào danh sách các "kẻ thù của Internet". OpenNet đánh giá mức độ minh bạch cũng như sự nhất quán của hệ thống kiểm duyệt là "thấp". Các tổ chức nhân quyền và chính quyền dân chủ phương Tây luôn chỉ trích chính quyền Việt Nam khi các nhà hoạt động mạng bị bắt giữ.
Mặc dù thường gặp vấn đề truy cập, Facebook vẫn là website có lượng truy cập đứng thứ 3 tại Việt Nam, theo thống kê của Alexa và nhiều doanh nghiệp vẫn công khai quảng cáo trang Facebook của mình. Việc chặn Facebook diễn ra tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi.
Sau khi chính phủ Việt Nam đề xuất Nghị định 72, một liên minh 21 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Đức đã lên tiếng phản đối nghị định, cho rằng nó "sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam".Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition), một nhóm doanh nghiệp bao gồm các thành viên như Google, eBay, Facebook, và Yahoo!, cho rằng nghị định sẽ "đàn áp những sáng kiến mới và ngăn cản các doanh nghiệp muốn hoạt động tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có khoảng 48 triệu người dùng mạng xã hội Facebook thường xuyên mỗi tháng, 30 triệu thường xuyên mỗi ngày. Bên cạnh đó, số lượng các hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam trên Facebook đứng thứ 7 thế giới, hơn 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã được Facebook hỗ trợ đào tạo để phát triển kinh doanh trên mạng xã hội trong năm 2016...
Như vậy có thể thấy việc đóng cửa mạng xã hội tại Việt Nam là bất khả thi nhưng việc bày ra lý do để cấm Facebook, google hoạt động tại Việt Nam là có khả năng xảy ra . Thay vào đó các doanh nghiệp internet, mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm của Trung Quốc sẽ nhảy sang thế chỗ- điều mà các doanh nghiệp Trung Quốc hiện tại đang làm để chiếm lĩnh hoàn toàn nền kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp mạng xã hội Việt Nam hiện chưa đủ sức để thay thế Facebook, google về phương cách quản lý điều hành nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc hoàn toàn có thể làm thay . Như vậy rõ ràng quá trình Hán hóa không chỉ xảy ra về chính trị, văn hóa, ngoại giao , giáo dục... mà chính quyền hai nước còn chú trọng Hán hóa về mặt tiếp nhận thông tin.
Rồi đây các trang Web, mạng xã hội tại hải ngoại khó lòng len lỏi vào để thức tỉnh tinh thần đấu tranh của giới trẻ trong nước. Các Facebooker hải ngoại chỉ có thể liên kết với nhau để bàn về sinh hoạt, du lịch , ẩm thực và các vấn đề chính trị ở các nước dân chủ, ngoài ra tình hình chính trị trong nước sẽ không được cập nhật thường xuyên. Các facebooker trong nước cũng sẽ không nhận được các bài phân tích chính trị mạnh dạn, thẳng thắn, khách quan về hiện tình đất nước.
Ngược lại chính quyền thông qua hệ thống quản lý mạng xã hội của mình sẽ dễ dàng phát hiện ra các cá nhân chống đối hoặc tung tin không theo định hướng. Chúng sẽ bắt giữ các cá nhân hoặc ngăn chặn các bài viết mà chúng cho là độc hại đến chính sách cai trị, quyền lực thống trị của chúng. Tất cả nằm trong một âm mưu nô lệ hóa đàn cừu. Từ đó đội ngũ DLV, Dân chủ cuội sẽ tích cực hoạt động trở lại để ca ngợi thể chế mà không có bất kỳ ai ở nước ngoài xen vào vạch mặt.
Tình hình này khiến phong trào đấu tranh dân chủ trong nước chỉ có cách từ bỏ hẳn mạng xã hội để đi sâu vào vận động nhân dân một cách bí mật như giai đoạn chưa có internet nếu không muốn giẫm chân tại chỗ.Do vậy có thể thấy rằng tương lai chính quyền CSVN sẽ không cấm hẳn hoàn toàn internet và mạng xã hội mà đưa chúng vào tầm kiểm soát.
Một tương lai nô lệ ảm đạm đang đón chờ dân tộc Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét