Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

BÀI DIỄN VĂN TUYÊN BỐ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC PARIS CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP.

Trước khi thảo luận về Hiệp ước Paris, tôi muốn bắt đầu cập nhật về những thành quả lớn lao mà chúng tôi đạt được kể từ ngày đắc cử 8 tháng 11 năm ngoái 2016. Kinh tế đang bắt đầu tăng trưởng trở lại rất nhanh. Nước Mỹ đã tăng thêm 3,300 tỷ USD vào giá trị thị trường chứng khoán, và tăng hơn 1 triệu việc làm trong lãnh vực kinh doanh tư nhân.
Tôi vừa trở về sau chuyến công du, chúng ta đã đạt được những hợp đồng lên tới gần 350 tỷ đô la đem lại sự phát triển quân sự và kinh tế cho Hoa Kỳ, sẽ tạo ra hàng trăm ngàn việc làm. Đó là một chuyến đi rất thành công.
Trong các cuộc họp tại G7, chúng tôi đã có những bước đi lịch sử để yêu cầu các mối quan hệ thương mại công bằng và tương trợ lẫn nhau hầu tạo cho nước Mỹ một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác. Chúng tôi cũng đang nỗ lực hết mình vì một nền hòa bình ở Trung Đông, và có thể ngay cả hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine. Chúng ta đã gia tăng cường độ trong công cuộc tấn công chống khủng bố và hãy coi lại sự việc này từ thời chính quyền trước, kể cả việc có nhiều nước đóng góp rất nhiều vào cuộc chiến chống khủng bố. Những đóng góp to lớn đó từ các quốc gia đó cũng không làm gì đáng kể hơn là chỉ thông qua hình thức đóng góp.
Từng bước một, chúng tôi đang giữ những lời hứa mà tôi đã từng hứa với người dân trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Đó là việc hủy bỏ bớt các thủ tục cản trở trong kinh doanh sản xuất, bổ nhiệm để tái cân bằng lại Tối Cao Pháp Viện, đưa ra các đạo luật mới, hạ thấp đến mức kỷ lục tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam của chúng ta, đưa các việc làm, hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ. Những con số mà có thể ở vào thời điểm này không ai có thể nghĩ tới, nhưng tin tôi đi, đó là chúng ta chỉ mới bắt đầu. Thành quả mới có được trong thời gian ngắn, sau này sẽ còn nhiều hơn thế. Có nhiều vấn đề đang thực hiện lúc này và rất nhiều, nhiều nữa sau này, chúng ta đang làm những điều mà chúng ta đã hứa hẹn. Và tôi sẽ không để bất cứ thứ gì cản trở tiến trình của chúng ta.
Tôi đang tranh đấu hàng ngày cho những người dân tuyệt vời của đất nước này. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bảo vệ quyền lợi của Nước Mỹ và người công dân Mỹ, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước Chống Biến Đổi Khí Hậu Paris. Nhưng sẽ bắt đầu tham gia các cuộc đàm phán để tái nhập lại thỏa thuận Paris theo các điều khoản công bằng đối với phía Hoa Kỳ, kể cả đối với doanh nghiệp, công nhân, người dân, những người đã đóng thuế cho đất nước này.
Vì thế, chúng ta sẽ rút lui. Và chúng ta sẽ bắt đầu thương lượng và tìm kiếm một hiệp ước công bằng hơn. Nếu được thì tốt. Còn không, cũng không sao.
Hiệp ước khí hậu Paris chỉ đơn giản là một ví dụ mới nhất của Washington đưa ra một thoả thuận bất lợi cho Mỹ, khiến cho những người lao động Mỹ mà tôi yêu mến và những công dân đóng thuế của Mỹ phải gánh chịu tât cả chi phí do mất việc làm công việc và chịu đựng một mức lương thấp hơn và làm suy giảm nền kinh tế sản xuất của Mỹ. Vì vậy, kể từ ngày hôm nay, Hoa Kỳ sẽ ngừng tất cả việc thực hiện hiệp định Paris không trói buộc này và thoát ra những quy định khắc nghiệt về phương diện sản xuất và gánh nặng mà hiệp định sắp áp đặt lên đất nước chúng ta.
Điều này bao gồm việc chấm dứt việc thực hiện Nghĩa Vụ Đóng Góp của Hoa Kỳ, và quan trọng nữa là trong đó có việc Hoa Kỳ vốn phải gánh chịu một khoản ngân sách rất lớn cho Quỹ Khí Hậu Xanh
Theo Hiệp hội nghiên cứu kinh tế quốc gia, việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris và những quy định hạn chế sản xuất năng lượng trong Hiệp ước áp dụng đối với Hoa Kỳ có thể làm Mỹ sẽ phải mất 2,7 triệu việc làm vào năm 2025. Điều này bao gồm ít hơn 440.000 việc làm trong các hang xưởng - Đó không phải là điều chúng ta cần - Tôi tin rằng đây không phải là những gì chúng tôi muốn - bao gồm cả việc sản xuất ô tô và sự hủy hoại thêm các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ mà trên đó nhiều cộng đồng các nước trên thế giới đang phụ thuộc. Họ ỷ lại quá nhiều vào Mỹ, và chúng tôi sẽ không thể thỏa mãn họ được.
Cũng theo nghiên cứu này, đến năm 2040, hậu quả do việc tuân thủ các cam kết của chính quyền trước đây sẽ gây ra những sự sụt giảm nghiêm trọng trong các lãnh vực sau: Sản xuất giấy giảm 12%; Xi măng giảm 23%; Sắt và thép giảm 38%; Than – và thật bất ngờ trong khi đi vận động tranh cử thì tôi đâm ra yêu mến các thợ mỏ than quá đỗi – Than sẽ giảm 86 phần trăm; Sản xuất khí đốt thiên nhiên như gas sẽ giảm 31%. Chi phí cho nền kinh tế tại thời điểm này sẽ là gần 3 nghìn tỷ đô la bị mất và 6,5 triệu việc làm trong ngành công nghiệp, trong khi mỗi gia đình Mỹ sẽ bị giảm thu nhập hơn 7.000 đô la mà trong nhiều trường hợp sự sụt giảm này có thể còn tồi tệ hơn nữa..
Hiệp ước có những quy định khắc nghiệt làm giới hạn nền kinh tế của chúng ta. Nó cũng không theo đúng tiêu chuẩn về môi trường của chúng ta. Là người quan tâm sâu sắc đến môi trường, lương tâm không cho phép tôi hỗ trợ một hiệp ước mà nó lại chống lại Hoa Kỳ - đó là những gì mà nội dung Hiệp ước đó quy định - nhà lãnh đạo thế giới về bảo vệ môi trường, trong khi đó lại không áp đặt các nghĩa vụ có ý nghĩa đó đối với những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới.
Ví dụ, theo Hiệp ước, Trung Quốc sẽ có thể tăng lượng phát thải này trong một số năm đáng kinh ngạc - 13. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Còn chúng ta thì không. Hiệp ước này còn cho phép Ấn Độ tham gia vào việc nhận hàng tỉ và hàng tỉ đô la viện trợ từ các nước phát triển. Còn có rất nhiều ví dụ khác. Nhưng điểm mấu chốt là hiệp định Paris lại có những quy định rất bất công, ở mức độ cao nhất, đối với Hoa Kỳ.
Hơn nữa, trong khi Hiệp ước hiện nay nó sẽ ngăn chặn sự phát triển của ngành than sạch ở Mỹ - mà theo như hiện nay, các mỏ đang bắt đầu sản xuất. Chúng tôi đang bắt đầu phát triển mạnh sản xuất than trong hai tuần nay ở Pennsylvania, Ohio, West Virginia, rất nhiều nơi khác. Làm thế nào để khởi sự sản xuất cho một mỏ than mới. Điều đó không ai nghe thấy cả. Trong nhiều, nhiều năm, điều đó đã không xảy ra. Nếu có ai hỏi tôi về điều này. Tôi sẽ thử.
Trong nội dung Hiệp ước này, Trung Quốc sẽ được phép mở thêm hàng trăm mỏ than. Trong khi chúng ta không thể mở bất cứ mỏ than nào, nhưng họ thì có thể. Ấn Độ cũng được phép tăng gấp đôi sản lượng than vào năm 2020. Hãy nghĩ đi: Ấn Độ có thể tăng gấp đôi sản lượng than của họ. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi Hiệp ước này. Thậm chí Hiệp ước này cũng cho phép Châu Âu được tiếp tục mở các mỏ than của họ.
Nói tóm lại, Hiệp ước này không loại trừ sự sản xuất than, nó chỉ chuyển các công việc này ra khỏi nước Mỹ và Hoa Kỳ, và đưa ngành này ra nước ngoài mà thôi.
Hiệp ước này ít liên quan đến khí hậu và phần lớn là dành lợi thế về tài chánh về phía các quốc gia khác mà bất lợi về phía Hoa Kỳ. Các nước của thế giới đều hoan nghênh nước Mỹ ký Hiệp ước Paris - họ đã rất hoang tưởng; Họ rất vui mừng – Lý do đơn giản vì nó đưa nước đất nước thân yêu của chúng ta vào một tình thế bất lợi to lớn về kinh tế. Một nghi vấn đặt ra rằng đó có phải là mục đích của những đối thủ đang cạnh tranh muốn chúng ta bị tổn thương, tự kềm hãm sự phát triển kinh tế của chính mình. Chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng không thể cạnh tranh với các nước khác nữa.
Chúng ta có số lượng dự trữ năng lượng dồi dào nhất thế giới, đủ để đưa hàng triệu công nhân nghèo nhất nước Mỹ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, theo Hiệp ước này, chúng ta đang đóng khóa những khoản dự trữ này, có nghĩa là tự tước đoạt sự giàu có của chính đất nước mình - Đó là sự giàu có vĩ đại, đó là sự giàu có tuyệt vời. Cách đây không lâu, chúng tôi không hề nghĩ rằng chúng tôi có được sự giàu có như vậy - vậy mà chúng ta lại để hàng triệu gia đình bị đói nghèo và thất nghiệp.
Nội dung bản Hiệp ước này là một sự phân phối lại khối lượng lớn tài sản của Hoa Kỳ chuyển qua các nước khác. Ở mức tăng trưởng 1 phần trăm, các nguồn năng lượng tái tạo có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong đất nước, nhưng ở mức tăng trưởng 3 hoặc 4 phần trăm mà tôi đang kỳ vọng, chúng ta cần tất cả các loại năng lượng mà Hoa Kỳ đang có sẵn. Đóng cửa và hạn chế sản xuất, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ bị đình trệ trong nhiều ngành, và gia đình người Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả bởi mất việc làm và chất lượng cuộc sống bị sụt giảm.
Thậm chí nếu Hiệp ước Pari được thực hiện đầy đủ, với sự tuân thủ toàn diện của tất cả các quốc gia thì ước tính rằng nó sẽ chỉ đạt được hai phần mười của mức độ mà họ kỳ vọng - Hãy nghĩ đến điều này, theo Celsius, sự giảm nhiệt độ toàn cầu này vào năm 2100. Một lượng nhỏ, rất nhỏ. Trên thực tế, chỉ cần 14 ngày phát thải carbon từ Trung Quốc sẽ xóa đi những thành quả bảo vệ môi trường của Mỹ - và đây là một con số thống kê đáng kinh ngạc - sẽ xóa bỏ hoàn toàn được cái mức độ mà Hoa Kỳ kỳ vọng trong năm 2030, sau khi chúng ta phải chi hàng tỷ đô la. Và với hàng tỷ đô la đó, chúng ta còn phải đối diện với các vấn nạn như mất việc, nhà máy đóng cửa, và phải gánh chịu chi phí năng lượng cao hơn nhiều cho các hoạt động kinh doanh và của cả quê hương của chúng ta.
Như tờ Wall Street Journal đã viết vào sáng nay: "Thực tế là việc rút lui là lợi ích kinh tế của Mỹ và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khí hậu". Hoa Kỳ, dưới sự điều hành của Trump, sẽ vẫn tiếp tục là một đất nước sạch nhất và môi trường an toàn nhất trái đất. Chúng tôi sẽ là người sạch nhất. Chúng ta sẽ có không khí trong lành nhất. Chúng ta đã và đang có nước sạch. Chúng tôi đã và đang có an toàn môi trường, nhưng chúng ta sẽ không để bất cứ sự sản xuất tách ra khỏi nền kinh tế của đất nước. Chúng ta sẽ phát triển; Chúng ta sẽ phát triển rất nhanh chóng.
Và tôi nghĩ các bạn vừa mới đọc - một báo cáo xuất hiện cách đây vài phút về ngành kinh doanh nhỏ - các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đang bùng phát việc tuyển dụng nhân sự. Đó là một trong những báo cáo tốt nhất mà họ đã nhìn thấy trong nhiều năm. Tôi đang sẵn sàng làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ để thảo luận về Hiệp ước Paris về các điều khoản hợp lý đối với Hoa Kỳ và công nhân của chúng ta, thảo luận về những điều khoản mới nhằm bảo vệ đất nước và người đóng thuế của chúng ta.
Vì thế, nếu có những người nào muốn ngăn cản bạn giao tiếp với tôi, hãy gạt bỏ họ qua một bên. Tất cả chúng ta sẽ ngồi xuống, và chúng ta sẽ thảo luận lại. Để rồi chúng ta sẽ làm tốt hơn, chúng ta sẽ không đóng cửa các hang xưởng của Mỹ, để công nhân Mỹ không ai bị mất việc làm. Chúng ta sẽ ngồi lại với những người của đảng Dân Chủ và tất cả những người đại diện cho Hiệp ước Paris hoặc một Hiệp ước nào khác tốt hơn Hiệp định Paris. Khi đó, tôi nghĩ không những người công dân Mỹ sẽ phấn khởi hơn,mà toàn thể dân chúng khắp nơi trên thế giới cũng phấn khởi lây. Nhưng từ bây giờ cho đến khi đó thì Hiệp ước Paris không còn hiệu lực với nước Mỹ nữa.
Tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng Mỹ vẫn là nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề môi trường nhưng theo một khuôn khổ công bằng và làm sao cho các nghĩa vụ và trách nhiệm được chia sẻ một cách công bằng giữa tất cả các quốc gia trên thế giới.
Không một nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào lại có thể đưa nhân công - và nhân dân - của đất nước của họ vào tình trạng bất lợi và suy thoái như thế này. Thực tế Hiệp ước Paris ngăn cản sự phát triển của Hoa Kỳ, đồng thời nâng cao vị thế cho một số quốc gia đang gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới. Vì vậy không khỏi hoài nghi về lý do thật sư các nhà vận động hành lang của các nước ngoài lại luôn luôn muốn chúng ta cột chặt trong Hiệp ước này. Trong khi đó lại dành cho của họ một lợi thế về kinh tế vượt hẳn trên Hoa Kỳ. Tôi xin lỗi. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra trong khi tôi là Tổng thống.
Nhiệm vụ của tôi là làm tất cả mọi thứ trong khả năng của tôi để tạo cho Mỹ một sân chơi bình đẳng, và tạo ra các cơ cấu kinh tế, sắc luật và thuế khóa nhằm tạo cho Mỹ trở thành một đất nước giàu có và có năng suất cao nhất trên trái đất, với mức sống cao nhất và với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất.
Luật thuế mới của chúng tôi đang được đệ trình lên Quốc hội, và tôi tin rằng nó đang được tiến hành thuận lợi. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sẽ rất ngạc nhiên. Cộng hòa đang làm hết mình, cật lực để thông qua. Chúng tôi cũng muốn được sự ủng hộ của đảng Dân chủ, nhưng có thể chúng tôi sẽ phải đi một mình. Nhưng nó sẽ thành công.
Hiệp ước Paris cản trở sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ đã được hết lời khen ngợi từ các thủ đô nước ngoài và của các nhà hoạt động toàn cầu vốn đã và đang cố gắng tìm cách làm giàu bằng chi phí từ ngân sách của nước ta. Họ không đoái hoài tới quyền lợi của nước Mỹ. Tôi tranh đấu, và tôi luôn luôn sẽ tranh đấu đến cùng.
Nhiều quốc gia yêu cầu chúng ta duy trì Hiệp ước này là các nước có quan hệ giao dịch thương mại với Mỹ lên đến hàng ngàn tỷ đô la, vậy mà trong nhiều trường hợp mức độ đóng góp của họ rất yếu cho liên minh quân sự quan trọng chung của cả đôi bên. Bạn thấy những gì đang xảy ra đó. Nó rất rõ ràng kể cả đối với những người muốn giữ một đầu óc cởi mở nhất.
Tại sao nước Mỹ Mỹ lại bị coi thường như vậy? Bắt đầu từ thời điểm nào mà họ lại cười cợt tầm vóc đất nước chúng ta? Chúng ta muốn được đối xử công bằng với nước Mỹ và với người đóng thuế của nước Mỹ. Chúng ta không để cho bất cứ các nhà lãnh đạo nào có thể cười cợt chúng ta được. Và họ không thể cười như thế nữa. Nhất định không.
Tôi được bầu làm đại diện cho công dân của Pittsburgh chứ không phải của Paris. Tôi hứa sẽ rút lui hoặc bắt buộc họ phải đàm phán lại bất kỳ hợp đồng nào không phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ. Nhiều giao dịch thương mại sẽ phải mau chóng thương lượng lại. Rất hiếm khi mà chúng tôi có được hợp đồng thương mại với những quốc gia này nhưng nó sẽ phải mau chóng để sớm được thương lượng lại. Quá trình bắt đầu từ ngày đầu tiên. Nhưng bây giờ chúng tôi đang tiến xuống mức kinh doanh
Ngoài các hạn chế nghiêm trọng về năng lượng do hiệp định Paris đề ra, còn có một chương trình khác để cũng đang chuyển dịch lại tài nguyên thiên nhiên của chúng ta ra khỏi Hoa Kỳ thông qua Quỹ Quản lý Khí hậu Xanh - tên của nó thật đẹp - Quỹ Quản Lý Khí Hậu Xanh này kêu gọi các nước tiên tiến gửi 100 tỷ đô la cho các nước đang phát triển Tất cả số tiền này đều nằm trong số các khoản chi phí viện trợ khổng lồ cho nước ngoài hiện của Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta đã và đang phải chi trả hàng tỷ tỷ đô la, và chúng tôi đã đi trước bất cứ quốc gia nào. Nhiều nước khác đã không viện trợ cho bất cứ quốc gia nào. Nhiều quốc gia không bao giờ chi ra một xu nào cả.
Quỹ Xanh có thể sẽ buộc Mỹ phải cam kết chi ra hàng chục tỷ đôla mà Hoa Kỳ đã bàn giao 1 tỷ đô la - thậm chí không ai khác hơn là chúng ta. Hầu hết các quôc gia khác trong Quỹ Xanh này đã không đóng góp bất cứ thứ gì - bao gồm cả cái Quỹ Chống Khủng Bố đã vượt qua khỏi ngân sách dự chi của Mỹ cho cuộc chiến chống khủng bố. Đó là mục đích của họ. Hãy tin tôi đi, điều đó xảy ra không phải từ tôi. Mà nó đã xảy ra từ trước khi tôi lên nắm quyền. Không tốt đẹp gì cả. Không tốt đẹp từ cái cách thu tiền của họ.
Năm 2015, các viên chức cao cấp về khí hậu hàng đầu của United Nation đã mô tả 100 tỉ đô la mỗi năm là chỉ nhỏ bằng hạt đậu mà thôi và còn tuyên bố rằng "100 tỷ đô la chỉ như là cái đuôi quẩy của con chó." Vào năm 2015, giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu Xanh đã thông báo rằng kinh phí ước tính cần thiết sẽ tăng lên 450 tỷ USD cho mỗi năm sau năm 2020. Và thậm chí là con số sẽ không dừng lại đó nhưng không ai biết nó sẽ tăng tới đâu? Không ai dám nói điều đó cả.
Tất nhiên, các nhà đầu tư gây ô nhiễm hàng đầu thế giới không ai bị nêu tên khẳng định có nghĩa vụ trong Quỹ Xanh mà hiện cái Quỹ này cũng đã hết hiệu lực với chúng ta. Thâm thủng ngân sách của Mỹ hiện là 20 nghìn tỷ đô la nợ. Các thành phố có tiền mặt không thể thuê đủ nhân viên cảnh sát hoặc sửa chữa cơ sở hạ tầng quan trọng theo nhu cầu. Hàng triệu công dân của chúng ta không có việc làm. Tuy nhiên, theo Hiệp ước Paris, hàng tỷ đô la thay vì phải được đầu tư ngay tại Mỹ lại sẽ phải gửi tới các nước đã mang các hãng xưởng và việc làm của chúng ta ra khỏi đất nước chúng ta. Vậy, hãy suy nghĩ lại đi.
Cũng có những vấn đề pháp lý và hiến pháp nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo nước ngoài ở Châu Âu, Châu Á và trên toàn thế giới không nên nói quá nhiều về kinh tế Mỹ nếu đem so sánh với quyền chính công dân Mỹ và những cấp đại diên của nước Mỹ. Như vậy, sự quyết định rút lui khỏi Hiệp ước của cấp đại diện của nước Mỹ là một sự tái khẳng định chủ quyền của nước Mỹ. Hiến pháp của chúng ta là duy nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó là trách nhiệm cao nhất và vinh dự lớn nhất của tôi là bảo vệ nó. Và tôi sẽ luôn luôn làm đúng như thế.
Việc duy trì Hiệp ước này cũng sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho Hoa Kỳ khi chúng ta bắt đầu tiến hành từng bước cởi bỏ các hạn chế đối với việc khai thác các nguồn dự trữ năng lượng dồi dào của Mỹ, mà chúng ta đang khởi động mạnh. Không thể tưởng tượng được rằng một Hiệp ước quốc tế có thể ngăn cản Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động kinh tế trong nước của mình, nhưng đây là một thực tế mới mà chúng ta cần phải đối mặt nếu chúng ta không rời bỏ hoặc nếu chúng ta không đàm phán được một Hiệp ước tốt hơn.
Những nguy cơ theo kiểu hiện nay nếu theo dựa theo khuynh hướng lịch sử phát triển của các loại hiệp ước này thì chỉ có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nói cách khác, khuôn khổ Hiệp ước Paris là một điểm khởi đầu - tệ hại hơn – nó không phải là một điểm kết thúc. Rứt bỏ Hiệp ước Paris là bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các vụ xâm nhập quyền tự quyết của Hoa Kỳ và trách nhiệm pháp lý trong tương lai. Hãy tin tưởng tôi, chúng ta sẽ gánh trách nhiệm pháp lý to lớn nếu chúng ta vẫn ở lại Hiệp ước đó.
Là Tổng Thống, tôi có nghĩa vụ đối với những người công dân Mỹ. Hiệp ước Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta, cản trở công nhân của chúng ta, làm suy yếu chủ quyền của chúng ta, gây ra những rủi ro pháp lý không chấp nhận được và gây bất lợi cho nhiều nước khác trên thế giới. Đây là thời điểm để rút khỏi Hiệp ước Paris và cũng là thời điểm để bắt đầu theo đuổi một Hiệp ước mới để bảo vệ môi trường, bảo vệ hãng xưởng của chúng ta, công dân của ta và đất nước của chúng ta.
Đã đến lúc đưa Youngstown, Ohio, Detroit, Michigan và Pittsburgh, Pennsylvania cùng với nhiều địa danh khác trong nước tuyệt vời của chúng ta – ra trước Paris, Pháp. Đã đến lúc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại một lần nữa.
Cảm ơn rất nhiều. Rất quan trọng. Tôi muốn hỏi Scott Pruitt, người mà hầu như ai cũng biết và kính trọng ông như tôi đã, tôi chỉ muốn nói một vài lời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét