Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

NGUYỄN XUÂN PHÚC XUỐNG MÁY BAY MÀ QUÊN MANG THEO CÁI "BÁT".

"Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày. Thế giới không ai nợ nần gì chúng ta"( Lý Quang Diệu).
Đất nước Việt Nam là một cái trại tế bần vĩ đại với hàng triệu kẻ ăn xin trên lưng nhân dân. Đừng nhầm tưởng những người ăn xin, lăn lóc ngoài đầu đường xó chợ mới là ăn mày. Trong khía cạnh số phận và công việc, họ thật sự là những người ăn xin nhưng sâu xa hơn, trên góc độ chính trị, họ cũng là những người đang bố thí cho các quan, các quan mới là kẻ ăn mày.
Giới ăn mày, ăn xin họ rất sòng phẵng, cho dù sự sòng phẵng này có léo hánh, có xảo quyệt (mạnh khỏe mà vẫn đóng bộ yếu đuối để lăn lóc ăn xin) chăng nữa thì ít nhất, họ cũng chấp nhận thân phận của một người ngửa tay xin sự ban ơn, xin lòng thương của đồng loại. Họ không dấm dúi về thân phận ăn mày của mình, họ hoàn toàn khác với các quan chức.
Khi các quan ăn chặn thuế của nhân dân, biển thủ công quĩ, điều này chứng tỏ bọn họ đã thành một loại “ăn mày của ăn mày”. Suy cho cùng, quan chức càng lớn thì mức độ ăn mày và độ dày của da mặt càng cao, chả có gì để hãnh diện hay tự hào!
Thế nhưng bọn họ vẫn dương dương tự đắc, tự cho mình tài giỏi, đạo đức, biết cống hiến cho xã hội. Đó là một bi kịch của dân tộc! Không có bi kịch nào lớn hơn bi kịch mà ở đó, những kẻ ăn mày lại luôn xem mình là ân nhân, là kẻ bố thí, còn những người bố thí lại phải sống thân phận ăn mày. Điều đó đang xãy ra trên đất nước này.
Những vị quan chức Việt Nam - thông qua những chuyến xuất ngoại hay xin quốc gia mà họ đến thăm, công nhận Việt Nam đã có "nền kinh tế thị trường" thật ra chỉ là những kẻ ăn mày đội lốt chính khách. .Hình ảnh Thủ tướng Việt Nam từng say sưa nói về hội nhập, bất tận với nỗi hào hứng cùng niềm tin mãnh liệt vào sự cứu rỗi mang tên WTO, giờ tàn phai theo năm tháng. Thảm! Còn đâu dáng vẻ oai phong từ những "con thuyền 3D" lướt phăm phăm trên biển cả mênh mông cũng... "3D" nốt! Những con thuyền "Vinashin 3D", "Vinalines 3D" dù rất đẹp, chẳng qua là những cảnh quay "hoành tráng", đầy "kỹ xảo" giờ lộ nguyên hình là... đồ bịp! Tiếc. Giá như nó bán được vé tựa những bộ phim "bom tấn"!
Những con số, những câu nói trấn an, vuốt ve: "...Khả quan hơn", "...Tín hiệu sáng sủa hơn", "chỉ số này, chỉ số kia ổn định hơn" vân vân và vân vân trở thành những cánh buồm tơi tả trước cơn bão cấp 12 mà con thuyền mang tên ĐCSVN đang lèo lái trong mịt mù sấm chớp đầy trời, xuất phát từ những "thuyền trưởng" tồi cùng "thủy thủ đoàn" gà mờ trên nhiều lĩnh vực!
Chuyến thăm của Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ là môt chuyến đi "ăn mày" như thế
Theo nguồn tin đáng tin cậy, trọng tâm bàn thảo sẽ là hồ sơ kinh tế thương mãi trong nghị trình Trump-Phúc lần này . Thực vậy, Việt Nam ngày nay đứng vào hàng thứ 16 trong những bạn hàng (trading partner) lớn nhất của Hoa Kỳ với thương vụ hai chiều vượt lên 52 tỷ USD năm 2016 và hiện nay là thị trường nông nghiệp lớn hàng thứ 10 của Mỹ với xuất cảng tổng cộng 2,7 tỷ USD năm ngoái; trong khi đó Việt Nam nhập cảng từ Hoa Kỳ trong năm 2016 là 10 tỷ USD, tăng hơn 43% so với năm trước đó và với xuất siêu trong năm qua là 32 tỷ USD (trong khi CSVN phải nhập siêu hơn 50 tỷ mỗi năm từ Trung Cộng).
Theo Bloomberg, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng nền kinh tế Việt Nam. Với chánh sách bảo hộ mậu dịch của Trump, Việt Nam bị xem là kẻ cướp công ăn việc làm của dân Mỹ và theo xếp loại của Hội đồng Thươg mại Quốc gia của Bạch Ốc, CSVN đứng vào thứ sáu trên mười sáu nước trong tầm ngắm, đã tạo thặng dư mậu dich quá mức đối với Hoa Kỳ. Sự “gian lận”mậu dịch của các nước này khiến Mỹ thâm hụt 500 tỷ USD mỗi năm và Trump đã ký lịnh hành pháp để thẩm tra và đánh giá cụ thể trong vòng 90 ngày đối với từng quốc gia, từng sản phẩm giao thương để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại.
Việt Nam đứng vào hàng thứ 3 trong khu vực Châu Á về thặng dư với Hoa kỳ. Thêm nữa, gần đây một số mặt hàng xuất cảng sang Hoa Kỳ bị trở ngại vì phẩm chất thấp, nhứt là loại thuỷ sản, như vụ cá basa, tôm ... Cựu thủ tướng Dũng ra đi để lại cho Phúc một di sản kinh tế èo uột, hoàn cảnh khó khăn như vậy mà ông Trump lại quyết định rút ra khỏi TPP, đánh tan giấc mộng GDP Việt Nam hy vọng tăng đươc 25% cho GDP! Ngoài ra có thể các biện pháp về di trú, về kiểm soát biên giới đã có hiệu quả và đã làm giảm lượng kiều hối từ Mỹ; trong năm 2016, CSVN chỉ được 9 tỷ USD khi dự báo là 12 tỷ.
Nguyển Xuân Phúc trước mắt là xin Mỹ đừng làm khó dễ đối với mặt hàng xuất siêu vào khoảng 25 tỷ USD hằng năm nay đang trên chiều lao đốc, phần lớn vì phẩm chất tồi tệ.
Phúc không thể quên cùng Trump khai triển Hiệp Định Khung Thương mại và Đầu Tư (TIFA) đã được thảo luận tại Hà Nội trong cuối tháng Ba/2017 sau khi Trump nhậm chức để cũng cố và đào sâu hơn nữa về vấn đề quan hệ thương mại giữa hai nước và giải quyết các vấn đề mậu dich song phương còn tồn đọng (theo khuôn khổ TIFA). Cuộc họp TIFA lần này là cuộc họp đầu tiên kể từ năm 2011, về phía Hoa kỳ do Phụ Tá Đại Diện Thương Mại Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu, Viêt Nam được cho biết là đã tiếp xúc với Bộ Thương mại Mỹ về hợp tác nhằm đạt được cân bằng thương mại giữa hai nước.
Năm 2015, hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Việt cũng đã ký bản Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng với 12 lãnh vực hợp tác, bao gồm việc mở rộng thương mại quốc phòng; chúng ta không đoán được Trump còn tiếp tục ve vản Hà Nội như Obama hoang tưởng sẽ lôi kéo CSVN, một đối tác tiềm năng trong vòng đai an ninh chiến lược xoay trụ. Tuy nhiên vốn bản chất của một doanh gia, ông Trump chắc sẽ vui lòng bán thêm vũ khí cho Hà Nội, mà ông Phúc chắc cũng quan tâm tới các khí tài tăng cường phòng vệ duyên hải, gồm cả võ khí sát thương; mua hàng của Mỹ, theo cách nghĩ của thủ tướng, sẽ làm vui lòng tổng thống.
Nhưng ngân sách tuột gần đáy, nợ công vượt trần, dự trữ ngoại hối cạn thì tiền đâu để tướng thú Nguyễn Xuân Phúc mở rộng chương trình đầu tư, kể cả việc mua sắm khí giới! Liệu chính phủ “Nước Mỹ trước hết” sẽ mở rộng hầu bao viện trợ, hay cho VC vay với lãi xuất ưu đãi, để VC trang trải nợ nần, trong khi chính ngân sách bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã bị TT Trump cắt giảm thê thảm, nhứt là trong mục ngoại viện.
Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực kết nối và xích lại gần với tân chánh phủ Trump, đa phần vì nhu cầu kinh tế thương mại, cần Mỹ hỗ trợ trong chánh sách quan hệ thương mại song phương Mỹ-Việt, dựa trên nền kinh tế tự do và công bằng, sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, trong lúc Hà Nội đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng tới nay vẫn được xuất siêu với Hoa Kỳ trong khi phải nhập siêu hàng hoá rác rưởi từ Bắc Kinh.
Trong nhiệm kỳ của Trump, chinh sách ngoại giao “Nước Mỹ Trước hết”, có chiều hướng bất lợi cho dân chủ Việt Nam. Cuộc đấu tranh dân chủ không nên kỳ vọng vào Hoa Kỳ; cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi độc tài công sản Viêt Nam tuỳ thuộc vào ý chí của toàn dân, là việc của chung của quốc nội và hải ngoại mà quốc nội là chính , hải ngoại là lực lượng yểm trợ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét