Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

NGUYÊN TẮC MIỄN TRỪ DÀNH CHO LUẬT SƯ TRONG LUẬT PHÁP THẾ GIỚI .

Bào chữa được hiểu là một hoạt động đưa ra bằng chứng, dùng lý lẽ và căn cứ pháp lý nhằm bênh vực cho người bị quy kết có hành vi phạm tội (có thể gọi là người bị buộc tội). Quyền được bào chữa của người bị buộc tội được biểu hiện thông qua việc họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa cho mình trong các giai đoạn tố tụng. Người bào chữa phải đứng về phía quyền lợi của người bị buộc tội.
Về nguyên tắc chung, người bào chữa (thường là Luật sư) được xã hội phân công chức năng gỡ tội - phản biện, làm đối trọng trước sự buộc tội của các cơ quan tố tụng. Vì vậy, người bào chữa phải được người bị tình nghi, bị buộc tội tin tưởng thì mới tiết lộ các thông tin liên quan đến vụ việc mà họ bị tình nghi, bị buộc tội. Nếu người bào chữa tiết lộ các thông tin mà mình biết được về người bị tình nghi, bị buộc tội mà những thông tin đó gây bất lợi hoặc chống lại họ thì sẽ không người nào dám tin tưởng vào người mình dự định mời bào chữa hoặc đang bào chữa cho mình. Và nếu không có sự chia sẻ thông tin một cách trung thực giữa người bị tình nghi, bị buộc tội với người bào chữa thì người bào chữa không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ của mình.
Tại Hội nghị lần thứ Tám về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp quốc, họp tại Havana, Cuba từ ngày 27/8 đến 07/9/1990, các nước tham dự đã ra Tuyên bố Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, nêu rõ: Về Các nhiệm vụ và trách nhiệm, Luật sư luôn luôn trung thành tôn trọng lợi ích của khách hàng của mình (điểm 15); đồng thời, các Chính phủ thừa nhận và tôn trọng rằng tất cả sự giao tiếp và tư vấn giữa luật sư và thân chủ của họ trong mối quan hệ chuyên nghiệp là bí mật (điểm 22). Cũng theo đó, nhiều quốc gia trên thế giới đều đề ra nguyên tắc luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng:
- Quy tắc đạo đức của Luật sư Croatia (The Attorneys’ Code of Ethics) được Hội đồng Hiệp hội Luật sư Croatia thông qua ngày 18/2/1995, sửa đổi ngày 12/6/1999, quy định: “Luật sư phải bảo vệ bí mật đối với bất kỳ thông tin nào biết được từ khách hàng hoặc trong khi thực hiện hỗ trợ pháp lý, đặc biệt trong quá trình đại diện hoặc biện hộ. Luật sư phải xác định một cách tận tâm những gì khách hàng muốn được bảo vệ như là bí mật của luật sư”. (Quy tắc 26 - Mục II - Bảo mật của Luật sư - The Attorney’s confidentiality).
- Quy tắc ứng xử của Luật sư Châu Âu (Code of Conduct for Lawyers in the European Union) thông qua ngày 28/10/1988, sửa đổi ngày 28/11/1998, ngày 06/12/2002 và ngày 19/5/2006, quy định: “Bảo mật” là một chức năng của Luật sư và được Nhà nước bảo hộ đặc biệt, do vậy, “Luật sư phải tôn trọng bảo mật tất cả các thông tin mà mình biết được trong hoạt động hành nghề” (khoản 2.3 Quy tắc bảo mật- Confidentiality).
- Trên cơ sở Quy tắc mẫu về ứng xử nghề nghiệp Luật sư của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA Model Rules of Professional Conduct), Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư California 2015 (California rules of professional conduct) cũng quy định tại Chương 3, quy tắc Quy tắc 3-100- Bí mật thông tin của khách hàng (Confidential Information of a Client):
(a) Không được tiết lộ thông tin được bảo vệ khỏi việc tiết lộ theo điểm 6068, phần (e) (1) Bộ luật Kinh doanh và Nghề nghiệp mà không có sự đồng ý của khách hàng hoặc theo quy định tại khoản (b) của quy tắc này.
(b) Có thể, nhưng không bắt buộc, tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến việc đại diện của một khách hàng trong chừng mực mà thành viên có lý do tin rằng việc tiết lộ là cần thiết để ngăn chặn hành vi phạm tội mà thành viên có lý do tin tưởng có thể dẫn đến tử vong, hoặc tổn hại cơ thể đáng kể đối với một cá nhân.
(c) Trước khi tiết lộ thông tin bí mật để ngăn ngừa một hành vi phạm tội như quy định tại khoản (b), nếu hợp lý trong các trường hợp, phải:
+ Cố gắng thuyết phục khách hàng một cách trung thực: (i) không cam kết hoặc tiếp tục hành vi phạm tội hoặc (ii) theo đuổi quá trình ngăn ngừa cái chết đe doạ hoặc tổn hại cơ thể đáng kể; Hoặc làm cả (i) và (ii); Và:
+ Thông báo cho khách hàng, vào thời điểm thích hợp, về khả năng hoặc quyết định của thành viên để tiết lộ thông tin theo quy định tại khoản (b).
(d) Khi tiết lộ thông tin bí mật như được quy định trong đoạn (b), việc tiết lộ của thành viên không được quá mức cần thiết để ngăn chặn.
Tương tự như vậy, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật sư bang New York 2009 (New York Rules of Professional Conduct)- quy tắc 1.6 - Bảo mật thông tin (Confidentiality of Information) cũng quy định Luật sư không được tiết lộ bí mật thông tin bí mật, hoặc sử dụng các thông tin đó cho bất lợi của khách hàng hoặc cho lợi thế của luật sư hoặc người thứ ba, trừ khi được khách hàng cho phép hoặc để phục vụ tốt nhất lợi ích của khách hàng, hoặc trong các trường hợp khác trong phạm vi Luật sư tin rằng hợp lý là cần thiết, ví dụ như để bảo vệ sức khỏe, tính mạng; để ngăn chặn khách hàng phạm tội; để bảo vệ luật sư và nhân viên trước những cáo buộc sai trái,...
- Quy tắc ứng xử nghề nghiệp do Hiệp Hội Luật sư Canada ban hành năm 2009 (Code of Professional Conduct – Canadian Bar Association) cũng quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật tất cả các thông tin liên quan đến kinh doanh và công việc của khách hàng mà mình biết được trong quá trình quan hệ nghề nghiệp và không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào, ngoại trừ được khách hàng rõ ràng hoặc ngụ ý cho phép, theo yêu cầu luật pháp hoặc yêu cầu khác của Quy tắc này” (Quy tắc 1 chương IV về Bảo mật thông tin- Confidential information).
Từ đó, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp luật sư do Đoàn luật sư Quebec- Canada (Code of Professional Conduct of Lawyers) ban hành cũng quy định Luật sư chỉ có thể tiết lộ bí mật thông tin khách hàng trong một số trường hợp khi có sự cho phép hoặc ngụ ý rõ ràng của khách hàng; để tự bảo vệ mình trong trường hợp tố tụng, khiếu nại hoặc cáo buộc; để ngăn chặn hành động bạo lực, kể cả tự sát, nơi luật sư có lý do hợp lý để tin rằng có một mối nguy hiểm sắp xảy ra về cái chết hoặc thương tích nghiêm trọng đối với một người hoặc cộng đồng... (Quy tắc 65).
Hầu hết các sự giải thích cho các nguyên tắc “Bí mật khách hàng” nêu trên đều xuất phát từ chức năng và bổn phận của Luật sư. Tính bảo mật của luật sư khách hàng bao gồm đặc quyền của Luật sư - khách hàng, học thuyết về sản phẩm làm việc và tiêu chuẩn đạo đức về bảo mật. Các nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng của Luật sư áp dụng cho các thông tin liên quan đến việc đại diện, bất kể nguồn của nó từ đâu, trên cơ sở sự tin tưởng của khách hàng đối với Luật sư và được bảo vệ bởi “Đặc quyền của Luật sư - khách hàng” theo các tiêu chuẩn về đạo đức về bảo mật, được xác lập theo luật, quy tắc và chính sách

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét