Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

TRƯỚC PHIÊN ĐIỀU TRẦN CỦA CỰU GIÁM ĐỐC FBI JAMES COMEY VÀO NGÀY MAI (thứ năm 8/6/2017)'- MỘT PHIÊN ĐIỀU TRẦN CÒN QUAN TRỌNG HƠN VỤ WATERGATE.

Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cho biết cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey đã đồng ý ra điều trần công khai trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 vào một phiên công khai và một phiên kín trước 7 thành viên đảng dân chủ và 8 thành viên đảng cộng hòa.
Đặc quyền hành pháp cho phép các tổng thống Mỹ cất giữ thông tin, không để quốc hội hoặc tòa án liên bang xem xét vì an ninh quốc gia. Đặc quyền hành pháp được xây dựng dựa trên ý tưởng về việc tổng thống Mỹ luôn cần phải trao đổi thẳng thắn với những thành viên nội các cùng đội ngũ cố vấn. Năm 1974, trước bê bối Watergate, Tòa án Tối cao Mỹ nhận ra rằng "tổng thống Mỹ cùng đội ngũ trợ lý cần được tự do khám phá những lựa chọn thay thế trong quá trình định hình chính sách cũng như ra quyết định" và làm việc đó một cách hoàn toàn bí mật, riêng tư.
Sau khi Nhà Trắng ngày 5/6 tuyên bố sẽ không tìm cách ngăn cản cuộc điều trần của ông Comey, các kênh tin tức ở Mỹ đã ồ ạt thông báo sẽ truyền hình trực tiếp diễn biến bên ngoài phiên điều trần kín này. Sức nóng của cuộc điều trần được cho là sẽ vượt qua cả những lần cựu Giám đốc FBI John Dean trả lời về bê bối nghe lén Watergate nổi tiếng (1973) hay Oliver North nói về vụ quan chức cấp cao Mỹ bí mật bán vũ khí cho Iran bất chấp lệnh cấm vận (Iran-Contra, 1987).
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải James Comey khỏi chức vụ giám đốc FBI vào ngày 9 tháng 5 năm 2017. Comey đã chịu nhiều áp lực công cộng và chính trị từ cả hai cuộc điều tra của FBI về tiềm năng rò rỉ an ninh của cựu Bộ trưởng Ngoại giao và cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Hillary Clinton, và tiềm năng các liên kết giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và chính phủ Nga. FBI cũng đã điều tra bằng chứng về sự can thiệp khác của Nga trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 và liên hệ của Nga với chiến dịch bầu cử Donald Trump năm 2016.
Việc sa thải Comey gây nhiều tranh cãi, với một số nhà bình luận tin tức so sánh nó với cuộc thảm sát tối thứ bảy (Saturday Night Massacre) 1973 (Tổng thống Richard Nixon sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox, người điều tra vụ bê bối Watergate) và việc sa thải bộ trưởng tư pháp tạm thời Sally Yates, đầu năm 2017. Trump tuyên bố trong thư sa thải, Comey đã nói với ông "trong ba dịp riêng biệt, rằng ông ta không bị điều tra." Tuyên bố này đã được tranh cãi cho là sai bởi hơn 30 quan chức tại Nhà Trắng, Bộ Tư pháp, FBI và ở Capitol Hill (quốc hội). Họ cũng cho là Roger Stone, Rudy Giuliani, Jeff Sessions, Rod Rosenstein, Keith Schiller và các cộng sự và các người được bổ nhiệm khác của Donald Trump thúc giục mạnh mẽ cho việc sa thải Comey.
Nhà Trắng đưa ra tuyên bố khẳng định Comey mất sự ủng hộ rất nhiều của các thành viên FBI, nói rằng họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sa thải anh ta .Các lý do khác cho việc sa thải Comey bao gồm việc xử lý của ông về việc điều tra email của Hillary Clinton. Trump cho biết, "Khi tôi quyết định sa thải Comey, tôi tự nói với mình, vấn đề của Nga về Trump và Nga là một chuyện được dựng lên, nó chỉ là một cái cớ để phe Dân chủ cho là họ thua một cuộc bầu cử mà đáng lẽ họ phải thắng". Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders bày tỏ niềm hy vọng là việc sa thải Comey sẽ giúp cuộc điều tra về những dính líu với Nga được kết thúc một cách chính trực.
Trong Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ có 7 thành viên đảng Dân chủ, dẫn đầu là ông Mark Warner (bang Virginia). Họ sẽ tận dụng cơ hội hỏi của mình để xoáy vào mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và giới chức Nga. Và việc ông Comey công nhận có bản ghi chép rằng Tổng thống Trump xin FBI tha cho cựu Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn trong cuộc điều tra dính líu tới Nga sẽ là bằng chứng mạnh mẽ củng cố lập luận của họ.
Ghi chép lại các cuộc hội thoại và chi tiết quan trọng trong đó là thói quen của các điệp viên FBI. Ông Comey, theo giới tình báo, là người rất chính xác và thường lưu lại bản ghi chép các cuộc hội thoại quan trọng.
“Một Thượng nghị sỹ Dân chủ có thể hỏi rằng, ‘ông ghi lại cuộc hội thoại với Tổng thống vì ông cảm thấy không thoải mái hay ông coi đó là bằng chứng cho một cuộc điều tra về hành động cản trở công lý của Tổng thống” – Brian Fallon, người phát ngôn chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Hillary Clinton, dự đoán. Nếu Comey gọi đó là “bằng chứng” thì đây sẽ là một quả bom dội xuống chính trường Mỹ và nó cũng sẽ khiến bản thân ông chịu nhiều chỉ trích.
Nếu thấy phiền, sao ông Comey không báo cáo lên cấp trên?
Tám thành viên phe Cộng hòa tại Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ sẽ trả đũa bằng cách “đánh” vào năng lực và tính liêm chính của cựu Giám đốc FBI James Comey, đồng thời tạo cảm giác cộng đồng tình báo Mỹ đang chống lại ông Trump. Và câu hỏi “Vì sao cựu Giám đốc FBI giữ im lặng về hành động của ông Trump bao lâu nay” sẽ là chìa khóa để làm được điều đó. Bởi nó có thể tố cáo động cơ của ông Comey.
Phe Cộng hòa cho rằng nếu Comey thực sự tin Tổng thống đòi hỏi ông phải trung thành, gây sức ép hay can thiệp vào cuộc điều tra liên quan đến Nga thì đáng lẽ Giám đốc FBI lúc đó nên công khai những quan ngại này và từ chức.
Trong khi đó, theo người bạn lâu năm Wittes, Comey tin rằng ông đang dần “đào tạo” được các quan chức ở Nhà Trắng biết đối mặt một cách đúng đắn với các cơ quan thực thi pháp luật độc lập.
Có hay không chuyện FBI bị cản trở khi điều tra Nga ?
Khi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ mới đây với tư cách vẫn là Giám đốc FBI, ông Comey đã khẳng định không có sự can thiệp nào vào cuộc điều tra của cục này đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Khi đó Comey đã thề nói sự thật. Nhưng giờ đây ông lại tự mâu thuẫn với chính mình.
“Câu trả lời có thể là ‘không có vụ can thiệp nào thành công’”, Wittes nhận định. Không có sự can thiệp không có nghĩa là không có những âm mưu hay nỗ lực can thiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét