Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

MỌI CON ĐƯỜNG ĐỀU DẪN ĐẾN NGUYỄN TẤN DŨNG.

Tại hội nghị Trung ương 6 vào năm 2012 khi đọc bài diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị nhận lỗi về hàng loạt những sai phạm xảy ra trong việc điều hành tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gây thất thoát ngân sách nghiêm trọng.
Trọng lúc này đã phải bó tay trước lập luận của Nguyễn Tấn Dũng :"Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai." Và :"Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, tôi không chạy, xin hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao"
Để rồi phải cay đắng thốt lên : " Đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình".
Nhưng từ sau khi ký 15 văn kiện hợp tác toàn diện với Trung Quốc Trọng và BCT mới đã có một chỗ dựa vững chắc để đập chuột mà bình không vỡ.Bởi ai cũng biết rằng Dũng lúc này đang nắm hầu hết mạch máu kinh tế Việt Nam với ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác và hệ thống ngân hàng. Đập Dũng có thể dẫn đến phá sản kinh tế và vỡ nợ, chưa kể có thể dẫn đến những cuộc bạo động như ở Bình Dương.
Với sự tham mưu của đội ngũ tình báo Hoa Nam cùng với các cố vấn của Tập Cận Bình , Trọng đã tiếp thu toàn bộ kinh nghiệm và tinh hoa của chiến dịch "đả hổ đập ruồi" mà nước mẹ đã làm thành công để dẫn đến một đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 19 với chỉ một phe duy nhất, một đại hội đảng không cần đếm xỉa gì đến phiếu bầu của đảng viên cho các ghế của Ủy viên Trung ương Đảng và Bộ Chính Trị.
Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" này thật trớ trêu lại bắt đầu từ một vụ việc cỏn con: phát hiện đi xe biển số xanh của Trịnh Xuân Thanh.
Sau một năm vào tỉnh Hậu Giang công tác và giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Trịnh Xuân Thanh được Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang bầu vào Ban chấp hành Tỉnh ủy và tiếp tục được giới thiệu tái ứng cử chức Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Cuối tháng 5/2016, người dân TP Cần Thơ phát hiện xe Lexux 570 biển số 95A-0699 chạy trên đường phố Tây Đô.
Họ nghi ngờ Hậu Giang mua xe công vượt mức quy định, nhưng sau đó có người phát hiện đây là xe chở ông Trịnh Xuân Thanh. Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí nêu liên quan đến Phó chủ tịch UBND Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Cùng lúc , báo chí cũng phản ánh tình trạng thua lỗ nặng của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013.
Ngày 18/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các đơn vị điều tra việc để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC.
Từ đây mới dẫn đến việc chỉ định thầu của công ty mẹ PVN do Đinh La Thăng làm chủ tịch. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được giao cho PVC thầu khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém. Nhưng Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị” và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại phiên xử phúc thẩm Hà Văn Thắm vào tháng 2/2017, Hội đồng xét xử bất ngờ yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ số tiền 800 tỷ đồng mà Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm đã nhận từ “tiền gửi” của PVN, nhưng sau đó số tiền này hoàn toàn biến mất. Đó chính là tiền đề dẫn tới vụ “Hà Văn Thắm giai đoạn 2” và liên quan mật thiết đến trách nhiệm của Đinh La Thăng.
Đến phiên xử phúc thẩm Hà Văn Thắm vào tháng 9/2017, một tín hiệu “bắt” hướng đến Đinh La Thăng đã phát ra khá rõ. Tại phiên tòa này, luật sư Nguyễn Minh Tâm – người bào chữa cho nhân vật Nguyễn Xuân Sơn – đã bất ngờ tung ra văn bản do ông Đinh La Thăng ký khi đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, với nội dung yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải mở tài khoản và thực hiện các giao dịch tại OceanBank.
Như vậy diễn tiến công tác "bảo vệ nhân chứng" trong phiên tòa "Thăng, Thanh" hơn 10 ngày qua đã cho thấy việc sử dụng các lời khai của hai nhân vật này để đưa một con hổ đã về hưu khác ra tòa là khá rõ.
Thế nhưng cái chết của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, vụ bạo động ở Bình Dương , Yên Bái cho thấy con hổ này không dễ gì tra đầu vào còng. Vụ Trịnh Xuân Thanh với những phản ứng dữ dội từ phía Đức có thể dẫn đến việc cắt FTA với châu Âu không thể nói không có bàn tay của giới kinh tài thuộc phe của Bố già này ở Đức. Vì vậy những chiếc ô và lực lượng công an hùng hậu bảo vệ hai tội phạm và cũng là nhân chứng Thăng, Thanh được giăng ra để tránh những cái chết "bất đắc kỳ tử" do bắn tỉa hoặc ngộ độc "phóng xạ".
Những lời khai sạch , khai thành khẩn của Thăng trước tòa cùng những lời hối hận , những món nợ chưa trả của Thăng và Thanh cho thấy cả hai đang sẵn sàng bán đứng Bố già để được hy vọng bác Trọng hay bác Tập tha chết.
Tất cả cho thấy những dự báo về công tác đả hổ đập ruồi đã đi đúng quy trình, mọi chứng cứ đã sẵn sàng cho một phiên tòa mới mà phạm nhân khó có thể dùng BCT để đổ thừa hoặc dùng vây cánh để làm phá sản nền kinh tế khi tất cả các nhánh cây đã bị tỉa gọn chỉ còn cái gốc.
Vấn đề là con hổ này có cao bay xa chạy khi đang đóng vai "người tử tế" hay không ? Các Bố Già thường ngày vẫn ăn chay niệm Phật, tụng kinh sám hối nơi cửa chùa nhưng khi bị dồn vào cửa tử sẽ không bao giờ khoanh tay chịu chết.
Tài sản tham nhũng hàng tỷ USD đang gởi ở các ngân hàng nước ngoài chẳng lẻ chưa hưởng được bao nhiêu mà đã bất lực làm một con ma tù ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét