Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

NGỘ NHẬN VỀ TÒA ÁN QUỐC TẾ.

Ngày 26/10/1945 tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời để nhằm ngăn chặn nguy cơ về một cuộc chiến tranh thế giới mới .Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Để tránh xung đột giữa các quốc gia và tạo ra một thế giới hòa bình Liên Hiệp Quốc đã hình thành nên các cơ chế giải quyết tranh chấp. Từ đó thế giới đã hình thành nên hai tòa án quốc tế là "Công lý quốc tế" và "Hình sự quốc tế". Tòa án "Công lý quốc tế" nhằm để giải quyết tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia, tòa án hình sự quốc tế để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược.
Trước đó thế giới đã có Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (tiếng Anh: Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan.
Tòa án này được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên khi Các công ước Den Haag 1899 và 1907 ra đời. PCA thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa vì không có quyền quyết định trực tiếp, mà là một cơ quan điều hợp pháp lý. Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và cả tư nhân giải quyết tranh chấp với nhau bằng cách hỗ trợ thành lập các tòa án trọng tài để thụ lý.
Như vậy ta thấy rằng chỉ có tòa án "Công lý " và "hình sự" mới có chế tài thông qua "Hội đồng bảo an của Liên Hiệp quốc". Tuy nhiên khi chế tài một quốc gia cũng phải thông qua một cuộc bỏ phiếu của các thành viên chính thức của HDBA này. Nếu dễ dàng không vướng mắc thì bây giờ Triều Tiên là kẻ ngông nghênh vi phạm pháp luật quốc tế trong vấn đề hạt nhân đã bị trừng phạt bằng quân sự.
Các tranh chấp xuyên quốc gia khác đều được giải quyết thông qua tòa án "Trọng tài thường trực". Tuy nhiên cơ chế để chế tài không phải do tòa án này quyết định trực tiếp mà căn cứ trên các công ước đã ký giữa các quốc gia với nhau.
Nhưng công ước được diễn giải tùy theo từng quốc gia. Trong thế giới các quốc gia dân chủ, pháp trị công ước được diễn giải thống nhất và quyết định của tòa án trọng tài thường được tuân thủ. Bởi họ làm ăn qua lại với nhau dựa trên quy tắc chữ tín và thương hiệu. Nếu hôm nay tôi không tuân thủ thì ngày mai anh cũng có quyền bắt chước tôi. Thế thì công việc làm ăn của cả hai đều bất lợi.
Đối với các quốc gia độc tài, pháp luật do họ đặt ra nên mỗi khi tòa án trọng tài ra phán quyết họ đều cân nhắc xem cách nào có lợi cho họ, họ mới tuân thủ. Ví dụ tòa tuyên bồi thường chỉ vài trăm ngàn hay vài triệu USD nhưng đổi lại nếu bồi thường sẽ đem đến nguồn lợi vô cùng to lớn cho họ thì họ mới tuân thủ công ước để bồi thường. Nếu tòa tuyên những khoản bồi thường lớn họ sẽ tìm mọi cách để diễn giải công ước theo cách khác nhằm tránh bồi thường.Do đó nói rằng tòa trọng tài quốc tế tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tranh chấp là như vậy.
Do thế giới chưa phải ở chung một nhà nên chưa có tam quyền phân lập và ngành tư pháp của thế giới cũng khác với ngành tư pháp của quốc gia khi có công an, quân đội để duy trì , bảo vệ phán quyết của tòa án. Hơn nữa luật pháp phải do dân soạn thảo ra lúc đó chế tài mới hợp lý. Liên Hiệp Quốc không tránh phải việc phụ thuộc vào các nước lớn,kinh tế giàu mạnh nên phán quyết đôi lúc không công bằng. Vì vậy nghĩ rằng quyết định của các tòa án trọng tài quốc tế sẽ dễ dàng thực hiện được ngay là không tưởng. Nếu vậy thì cả thế giới này đã không cần đến việc tạo ra các tòa án độc lập ,trong sạch ở trong nước nữa.
Như vậy tòa án quốc tế chỉ làm nhiệm vụ hổ trợ các tòa án quốc gia mỗi khi tranh chấp gặp bế tắc mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét