Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

PHÂN TÍCH SÂU HƠN VỤ KIỆN CỦA TRỊNH VĨNH BÌNH.

Khi Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi tòa án thường trực quốc tế tại Paris với hai tay đưa cao biểu hiện chiến thắng, nhiều người lầm tưởng là 1,25 tỷ USD đang chảy vào túi doanh nhân này. Thực ra không hẳn đơn giản như thế khi đối đầu với con cáo già CSVN. Trịnh Vĩnh Bình chỉ chiến thắng bước 1 trong dự đoán, đó là khiến trọng tài quốc tế công nhận bản án mà chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu và tòa án phúc thẩm CSVN sau đó đã vi phạm hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, từ đó tước đoạt tài sản của ông ta một cách trái với thỏa thuận. Nhưng tòa án này gọi là "trọng tài" nên không có chế tài. Muốn chế tài Trịnh Vĩnh Bình phải trải qua bước 2 đó là thực hiện "công ước New York 1958. Quá trình thực hiện việc đòi được tiền cũng nhiêu khê không kém.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế được hầu hết các thương gia ưa thích lựa chọn, không chỉ bởi những ưu việt vốn có của nó, so với loại hình giải quyết tranh chấp bằng Toà án, mà còn bởi tính phổ biến và hữu hiệu từ lâu đời nay, trên toàn thế giới.
Sự thành công của trọng tài quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài có được thi hành hay không. Rõ ràng không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có được một quyết định trọng tài không được công nhận và thi hành. Điều mà các bên mong muốn trong giải quyết tranh chấp, đương nhiên là sự đền bù về tiền bạc, chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết.
Với 5 thập kỷ huy hoàng cùng 143 quốc gia thành viên, Công ước New York năm 1958 của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đã minh chứng một công cụ hiện đại cho việc công nhận và thi hành các nghĩa vụ thương mại, hữu hiệu và thành công hơn bất kỳ một công cụ nào trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên Việt Nam đã có tiền lệ bất cập trong việc thực hiện công ước New York 1958, đơn cử trường hợp sau đây :
Ngày 17 tháng 10 năm 1995, công ty Tyco Servicess Singapore Pte.Ltd. (có trụ sở chính tại số 10 Pandan Crescent #03-01 UE Tech Park, Singapore 128466) ký kết với công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess (gọi tắt là HVT), nay đổi là công ty Leighton Contractors(VN) Ltd một “Thoả thuận liên doanh Thiess – Tyco”. Theo thoả thuận này công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess là đơn vị được cấp giấy phép đầu tư theo pháp luật Việt Nam có tư cách pháp nhân làm “đơn vị dự thầu” xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng, Việt Nam cho chủ đầu tư là công ty liên doanh khách sạn Indochina (một pháp nhân thành lập theo pháp luật Việt Nam), nếu công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess trúng thầu hợp đồng thì hai bên cùng nhau hợp tác thực hiện dự án trên cơ sở phân chia công việc và dịch vụ cụ thể.
“Thoả thuận liên doanh Thiess – Tyco “ có điều khoản về trọng tài quy định rằng: “Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên theo thoả thuận, tranh chấp đó sẽ được đưa ra xét xử bởi một trọng tài độc lập theo yêu cầu của một trong hai bên đã gửi thông báo, trọng tài này sẽ được bổ nhiệm bởi vị Chủ tịch của Viện các Kỹ sư ở Úc. Việc xét xử sẽ diễn ra tại bang Queensland theo luật của bang Queensland điều chỉnh và diễn giải”.
Thực hiện “Thoả thuận liên doanh Thiess – Tyco” các bên có phát sinh tranh chấp . Do các bên không đạt được sự thoả thuận trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, ngày 30/7/1998 công ty Tyco Servicess Singapore Pte.Ltd. gửi thông báo cho công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess xác định các cố gắng giải quyết tranh chấp đã không thành và sau đó họ đã khởi kiện vụ việc tranh chấp ra Trọng tài bang Queensland , nước Úc.
Ngày 09 tháng 4 năm 2000, Trọng tài bang Queensland ban hành hai phán quyết trọng tài như sau:
* Đối với vụ kiện, trong đó công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess thua kiện, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Servicess Singapore Pte.Ltd. một khoản tiền là 60.000,00 Đôla Mỹ; và 263.320,00 Đôla Úc.
* Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco Servicess Singapore Pte.Ltd. là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết có lợi cho Tyco, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Servicess Singapore Pte.Ltd. một khoản tiền là 1.805.342,37 Đôla Mỹ; và 526.641,00 Đôla Úc.
Với pháp lệnh 1995, tòa án cộng sản tại Thành Hồ đã bác phán quyết của tòa án trọng tài bang Queesland , Úc gây ra nhiều quyết định sai trái với lý do: " tự đặt thêm điều khoản vào hợp đồng liên doanh là vi phạm nguyên tắc tự do thoả thuận của pháp luật Việt Nam."
Như vậy thì một điều rút ra là CSVN sẵn sàng phủ nhận công ước New York 1958 để tránh bồi thường cho bên phía thiệt hại. Nhưng sở dĩ chúng vẫn thuê một công ty luật tại Pháp tham gia vụ kiện là vì chúng sợ "phán quyết" của tòa trọng tài này và truyền thông do Trịnh Vĩnh Bình tạo ra sẽ ảnh hưởng đến tiến trình đem tiền về nước đầu tư của Người Việt ở nước ngoài.
Do vậy chiêu thức của cộng sản là hòa giải ngoài tòa, kéo dài thời gian đến năm 2020. Khi đã bàn giao nước cho Trung Quốc thì không cần đến tiền của các con gà đẻ trứng vàng ở Mỹ, châu Âu , châu Úc nữa. Xét vụ khất nợ lần thứ nhất là tháng 12/2005 bằng thỏa thuận nhưng không thực hiện, CSVN đã phải khiến Trịnh Vĩnh Bình mất một khoảng thời gian là 10 năm mới có thể khởi kiện lần thứ hai vào năm 2015. Trong 10 năm đó có biết bao Việt Kiều tiếp tục đổ tiền của vào Việt Nam và rơi vào hoàn cảnh như Trịnh Vĩnh Bình , Trần Trường ?
Như vậy cái CSVN sợ không đến từ sự chế tài của trọng tài mà đến từ truyền thông do vụ án này tạo ra. Vì vậy bằng mọi cách chúng nhắm đến là đạt đến thỏa thuận khiến Trịnh Vĩnh Bình không tung tin ra ngoài.
Trịnh Vĩnh Bình do cũng biết là việc thực hiện công ước New York rất nhiêu khê, không biết hết đời mình có đòi được tiền không nên phải tin vào "hòa giải" của CSVN. Và CSVN chắc cũng sẽ nhá nhỏ giọt cho TVB ít tiền để chờ đến năm 2020.
Trả cho Trịnh Vĩnh Bình nhưng để lấy tiền từ các Việt Kiều khác. Đó là chiêu thức của CSVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét